Làng Gốm Bầu Trúc



Dulichbui's Blog - Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Thuận - sẽ bị lãng quên nếu như có một công ty gốm công nghiệp hiện đại được xây dựng ở đó.
Từ lâu, Ninh Thuận đã nổi tiếng với những ngôi đền cổ, nền nghệ thuật điêu khắc độc đáo, các lễ hội văn hoá, các làn điệu dân ca và các điệu múa độc đáo. Nhân dân của tỉnh chắc chắn sẽ tự hào về làng gốm Bầu Trúc ( một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á ) và cả một bảo tàng mang đặc tính gốm truyền thống của dân tộc thiểu số Chămpa.

Chỉ người phụ nữ mới có quyền tạo hình cho các sản phẩm như lu, bình...

Thôn Bầu Trúc cách thị xã Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Họ kể rằng chính Pô klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa. Hàng năm, nhân dân địa phương thường tổ chức các ngày cúng lễ để tưởng nhớ vị tổ sư này.
Khi dạo quanh làng, du khách sẽ ấn tượng khi nhìn thấy các nghệ nhân cùng những sản phẩm của họ cạnh những đống đất sét, ấm, bình, nồi và chậu. Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là sự tương phản giữa chuẩn sống của người dân địa phương và các công cụ mà họ sử dụng để làm gốm. Người dân đã có xe máy sống trong những ngôi nhà mái ngói với tiện nghi hiện đại như radio, điện thoại. Tuy thế, nhưng họ không thay đổi vẫn giữ nguyên vẹn các công cụ mà đã từng được sử dụng để làm gốm từ thời Pô Klong Chan.
Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá. Thật đáng ngạc nhiên trong khi người Kinh đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ. Để tạo ra một sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái đe ( không phải vòng xoay ) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi; sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những tác phẩm mà họ muốn. Bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành.

Một cảnh nung gốm

Vật liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm gốm thật sự ở Bầu Trúc là một loại đất sét đặc biệt. Loại đất sét này được lấy từ bờ sông Quao, khi nung rất dẻo và bền. Kỹ năng trộn cát với đất sét cũng rất khác biệt. Lượng cát được trộn vào vật liệu còn phụ thuộc vào công dụng và kích thước của từng loại gốm. Vì thế nên gốm Bầu Trúc hoàn toàn khác so với những nơi khác. Chẳng hạn, lu đựng nước được làm ở Bầu Trúc luôn được người dân ở những vùng khô và nắng ưa chuộng bởi vì nhiệt độ của nước trong lu luôn luôn thấp hơn so với bên ngoài nên nước bao giờ cũng mát hơn. Theo kiểu dáng và chức năng sử dụng có thể chia gốm Bầu Trúc thành 4 loại:
Loại nồi lớn: loại này có kích thước lớn dùng để nấu ăn cho nhiều người, đáy tròn, miệng hẹp khum thấp, thân tròn và phình rộng.
Loại nồi niêu nhỏ, trã: dùng nấu nướng hàng ngày, miệng rộng loe hoặc hơi loe, cổ ngắn, thân hơi phình rộng ở giữa và đáy tròn.
Loại lu, thạp, khương: thường là các đồ đựng có kích thước lớn, đáy hơi tròn, miệng đứng hoặc khum, cổ đứng vai xuôi và thân tròn.
Loại nồi thấp (chõ), ấm nấu nước, lò (than,củi): loại này có quai, chân đế, miệng khum rộng đáy hơi bằng.


Dulichbui's Blog

Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77



About me

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."



Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...



Blogger Tùng Lâm

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org