Tháng 11 đi du lịch ở đâu? (2010)

Dulichbui's Blog - Tình hình mưa bão tại miền Trung diễn biến phức tập, miền Nam đang vào mùa mưa, miền Bắc trở lạnh,... Vậy đi du lịch đâu trong tháng 11 này? Tùng Lâm xin có một số gợi ý giúp bạn (mang tính tham khảo).

Hòa Bình - Lễ cơm mới của người Mường
Thời gian: 01/10 đến 28/10 Âm lịch
Địa điểm: Xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Lễ cơm mới tổ chức sau khi thu hoạch vụ mùa tháng 10 âm lịch. Lễ vật là bánh chưng và cá để cúng vía lúa. Cũng trong lễ cơm mới này, người Mường cúng giỗ cha mẹ, ông bà.
Người Mường
Lai Châu - Tết cơm mới của người La Hủ
Thời gian: Tháng 10 hoặc tháng 11 Âm lịch
Địa điểm: Tỉnh Lai Châu.
Người La Hủ thường tổ chức lễ cơm mới vào tháng mười hoặc tháng 11 âm lịch. Điều đặc biệt là trong dịp tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt tươi quanh năm. Trong dịp lễ tết, người La Hủ dùng trống để giữ nhịp múa xoè.
Người La Hủ
Sóc Trăng, Trà Vinh - Lễ hội Ok Om Bok
Thời gian: Tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).
Địa điểm: Nghi lễ thực hiện tại sân nhà; sân chùa. Hội đua ghe ngo tại sông Maspéro (thành phố Sóc Trăng).

Lào - Lễ hội That Luang
Thời gian: Năm nay lễ hội được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 (kéo dài 3 ngày).
Địa điểm: Vienatine, Lào
Hội Thạt Luổng là lễ hội tôn giáo lớn nhất, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cùng nhân dân các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cũng như khách quốc tế.
Lễ hội That Luong
Campuchia - Lễ hội Nước (Bon Om Touk)
Thời gian: Năm nay sẽ được bắt đầu từ ngày 20 tháng 11 và kết thúc ngày 22 tháng 11.
Địa điểm: Phnompenh, Campuchia (khu vực bờ sông Tonle Sap và Mekong).
Đây được coi là lễ hội lớn nhất trong lịch Khmer, lớn hơn cả lễ chào đón năm mới. Người dân Cambodia sẽ được nghỉ 10 ngày để chào đón lễ hội này.
Họ sẽ tụ tập về các bờ sông Tonle Sap và Mekong ở Phnom Penh để xem đua thuyền quy mô lớn.
Đua ghe trong dịp lễ hội nước
Thái Lan - Lễ hội Loi Krathong
Thời gian: Từ ngày 19 21/11/2010.
Địa điểm: Thái Lan, đông vui nhất vẫn là Bangkok.
Vào đêm rằm, hàng ngàn người tụ tập bên các dòng sông, kênh hay thậm chí là ao hồ và biển, cầu nguyện trong im lặng và sau đó cẩn thận thả bè của mình theo dòng nước.


Read more...

Thác Tác Tình (Lai Châu)

Dulichbui's Blog - “Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau.

Thác Tác Tình (Lai Châu)
Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói chung.
Theo tiếng Dao:
Tác: có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống mỏm đã nhô ra từ vách núi thẳng đứng (vách núi này có độ cao từ 50m trở lên so với mặt đất);
Tình: có nghĩa là nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ nhỏ).
“Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau. Truyền thuyết kể rằng:
“Lâu lắm rồi, trải qua không biết bao nhiêu mùa lúa chín, không biết bao nhiêu mùa ngô tại bản người Dao nọ dưới chân thác có nàng Lở Lan xinh đẹp như đoá lan rừng, yêu một chàng trai khoẻ mạnh trong bản nhưng tình yêu của họ gặp trắc trở do bị kẻ gian ác hãm hại chia cách, không được nên vợ nên chồng. Vì lời hẹn ước cô gái đã trẫm mình xuống dòng thác để giữ trọn thuỷ chung vì vậy người dân nơi đây gọi thác bằng cái tên rất lạ: Thác Tác Tình”.

Thác Tác Tình (Lai Châu)
Với cái tên đầy ý nghĩa và sự huyền bí cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh khiết với huyền thoại tình yêu thuỷ chung, tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái đã tạo nên ngọn thác hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc, thác Tác Tình đã làm say đắm lòng người, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng sự trường tồn của thời gian “Tác Tình” hàng ngày vẫn đưa những dòng nước trong lành nuôi sống đồng bào nơi đây, đêm đêm tiếng “thắc thỏm” của dòng thác vẫn vọng về, vẫn luôn sống và tồn tại trong tâm niệm của từng cư dân nơi đây nói riêng và của tất cả chúng ta nói chung.
Trải qua sự thay đổi của thời gian vì cuộc sống mưu sinh cái nôi văn hoá của người Dao, cư dân sống lâu năm đã hoà quyện cùng nhiều thành phần văn hoá khác nhau nên “Tắc Tình” cũng bị một số đồng bào gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: : “Tắc Tình”, “Thác Tình”.

Read more...

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org