Khách sạn nhà nghỉ tại Châu Đốc (An Giang)

Tùng Lâm xin tạm chia Châu Đốc thành hai khu vực lưu trú chính: khu vực núi Sam và khu vực trung tâm thị xã Châu Đốc.

Khu vực núi Sam
Khu vực này là nơi tập trung nhiều khách hành hương lưu trú. Với dân du lịch thông thường ít chọn nơi đây làm điểm lưu trú vì do xa trung tâm thị xã.
Khách sạn tại khu vực núi Sam:
. Khách sạn Bến Đá Núi Sam (2 sao)
Địa chỉ: Quốc lộ 91, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
Điện thoại: 076.3861745 (3 lines) – 3861705
Fax: 076.3861530
Email: bendanuisam@yahoo.com

Khu vực nội ô thị xã Châu Đốc
Các nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực nội ô thị xã Châu Đốc tương đối nhiều, chủ yếu là các nhà nghỉ và các khách sạn 2-3 sao.
Khu vực Chợ Châu Đốc (Chợ Châu Đốc, Công viên 30/4, Chùa Bồ Đề Đạo Tràng,...) tập trung rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá tốt.
Chợ Châu Đốc - Ảnh: Internet
 Một số nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực này:
. Khách sạn Victoria Châu Đốc (4 sao)
1 Lê Lợi, Châu Đốc, An Giang
Điện thoại:(076)3865 010
Fax: (076)3865 020
Email: resa.chaudoc@victoriahotels.asia
Vị trí tốt (gần công viên 30/4, bến tàu du lịch), nhân viên thân thiện.
Đặt phòng Victoria Châu Đốc tại Agoda
Đặt phòng Victoria Châu Đốc tại Booking.com

. Nhà trọ số 6 Thanh Mai
6 Phan Văn Vàng, TX Châu Đốc
Điện thoại: (076).3867622
Vị trí tốt (gần chợ Châu Đốc, công viên 30/4), có nhiều loại phòng khách nhau nhưng phòng hơi cũ. Giá dao động từ 80.000 - 150.000đ/phòng.

Tùng Lâm (viết tặng em)
Read more...

Phương tiện đi lại tại Châu Đốc (An Giang)

Châu Đốc là một thị xã biên giới nằm bên bờ sông Hậu. Để tham quan, khám phá thị xã Châu Đốc các bạn có thể sử dụng một số phương tiện sau:
Khu vực Chùa Bồ Đề Đạo Tràng về đêm (Ảnh: Wikipedia)
Đi bộ
Với những khu vực như trung tâm thị xã Châu Đốc (Chợ Châu Đốc, Chùa Bồ Đề, công viên,...), khu vực núi Sam (chùa Tây An, Miếu Bà, Lăng Thoại Ngọc Hầu) các bạn có thể đi bộ để tham quan, khám phá.

Xe đạp
Do các điểm tham quan tại Châu Đốc cũng không cách xa nhau là bao nên chỉ với một chiếc xe đạp là các bạn đã có thể vi vu khám phá thị xã biên giới nằm bên ngã ba sông Hậu được rồi.

Xe gắn máy, xe ôm
Đây là phương tiện tiện lợi và cơ động nhất để đi lại. Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê. Giá thuê dao động 120.000 - 200.000 đ/ngày.
Giá xe ôm đi lại tại Châu Đốc cũng tương đối rẻ.

Xe lôi đạp (xe đạp lôi)
Xe đạp lôi - Ảnh: Tùng Lâm
Xe lôi đạp là phương tiện đi lại rất phổ biến tại Châu Đốc. Không chỉ người dân địa phương mà ngay cả những du khách gần xa đều thấy thích thú với phương tiện này.
Tuy nhiên các bạn cũng cần phải cân nhắc đến yếu tố an toàn trước khi chọn đi phương tiện này.
Xe lôi đạp là một nét đẹp trong sinh hoạt của người dân các tỉnh miền Tây nói chung và An Giang nói riêng. Gần đây do chủ trương cấm xe lôi cho nên dần dần phương tiện này đã không còn phổ biến.

Xe Bus
Xe bus tại Châu Đốc chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân địa phương. Tuy nhiên các bạn cũng có thể sử dụng xe bus để di chuyển từ trung tâm Châu Đốc tới khu vực núi Sam và ngược lại.

Phà, tàu, thuyền
Do đặc thù là vùng sông nước nên với một số điểm tham quan (làng Chăm, Búng Bình Thiên, làng cá bè,...) du khách buộc phải sử dụng phà, tàu hoặc thuyền.
Khu vực công viên 30/4 (hay còn gọi là công viên cá Ba Sa) là nơi tập trung nhiều phương tiện tàu bè nhất.

Tùng Lâm (viết tặng em)
Read more...

Các điểm tham quan du lịch tại Châu Đốc (An Giang)

Tùng Lâm tạm chia các điểm tham quan tại Châu Đốc (An Giang) thành hai nhóm: một nhóm các điểm tham quan du lịch tại Châu Đốc và nhóm các điểm tham quan du lịch lân cận Châu Đốc.
Khu vực thị xã Châu Đốc
Cụm Núi Sam: Bao gồm chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Miếu bà chúa Sứ núi Sam - Ảnh: Internet

Địa chỉ: Phường Núi Sam, Thị xã Châu Đốc, An Giang.
Vé tham quan: miễn phí.
Thông tin: Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là một di tích lịch sử, kiến trúc & tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang. Miếu bà chúa Sứ núi Sam đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia. Cùng với đó, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam cũng đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25.

Chùa Tây An
Chùa Tây An - Ảnh: Internet

Địa chỉ: Ngã ba Núi Sam, Phường Núi Sam, TX Châu Đốc, An Giang.
Vé tham quan: miễn phí.
Thông tin: Chùa Tây An là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Nam bộ, có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc. Chùa do tổng đốc An Giang - Hà Tiên, Doãn Uẩn đôn đốc xây dựng năm 1847 với phong cách kiến trúc hồi giáo Ấn Độ.


Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Ảnh: Internet

Địa chỉ: Phường Núi Sam, Thị xã Châu Đốc, An Giang.
Nằm cạnh chùa Tây An (chân núi Sam), đối diện miếu bà chúa Xứ cách 20m.
Vé tham quan: miễn phí
Thông tin: Lăng Thoại Ngọc Hầu còn được gọi là Sơn Lăng là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu thời phong kiến, và là một di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia Việt Nam.
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1997.
Cùng với ba điểm tham quan nói trên, các bạn lên đỉnh Núi Sam để ngắm toàn cảnh Châu Đốc từ trên cao.

Làng người Chăm Hồi Giáo (Làng Chăm Châu Giang)
Ảnh: Internet

Thông tin: Làng Chăm Châu Giang hay còn gọi là làng Chăm Hồi Giáo (người Chăm ở đây theo đạo Hồi) là một trong những điểm đến thú vị thu hút nhiều du khách. Đến đây du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về cuộc sống của người Chăm, thăm quan nhà ở, thánh đường Hồi giáo, mua những món quà lưu niệm.

Làng cá bè trên sông
Nằm trên sông Châu Đốc và Hậu Giang là những làng nổi trù phú, thơ mộng, tạo nên một nét sinh hoạt độc đáo về văn hóa, đặc thù về kinh tế, hấp dẫn du khách và những nhà kinh doanh đến tham quan, nghiên cứu.

Khu vực lân cận thị xã Châu Đốc
Chợ biên giới & siêu thị miễn thuế Tịnh Biên
Chợ Tịnh Biên - Ảnh: Internet

Chợ biên giới Tịnh Biên là một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới Tây Nam, nằm cách thị trấn chừng 900m về phía Tây. Siêu thị miễn thuế Tịnh Biên: nằm cách chợ Tịnh Biên không xa, nằm gần với biên giới giữa Việt Nam - Campuchia.

Khu Du lịch Lâm Viên Núi Cấm Núi
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm - Ảnh: Internet

Địa chỉ: xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Thông tin: Núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, nằm trong dãy Thất Sơn (Bảy Núi) cao 716m là nơi có hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Đến với Khu du lịch núi Cấm quý khách viếng chùa, tham quan các công trình kiến trúc tôn giáo, du lịch thám hiểm khám phá hang động, tắm suối...


Rừng Tràm Trà Sư
Rừng Tràm Trà Sư - Ảnh: Tùng Lâm

Địa chỉ: Xã Văn Giáo, Tịnh Biên, An Giang.
Thông tin: Rừng tràm Trà Sư là khu rừng đặc trưng của loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ. Với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã cùng với sự thanh bình và sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang.

Tùng Lâm (viết tặng em)
Read more...

Hướng dẫn du lịch bụi Châu Đốc (An Giang)

Nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu, thị xã Châu Đốc là trung tâm du lịch nổi tiếng của An Giang nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đến với Châu Đốc, du khách sẽ có dịp ghé thăm khu danh thắng Núi Sam với nhiều di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, được ngồi trên thuyền dạo quanh làng bè, làng ghe trên sông, tìm hiểu văn hóa dân tộc Chăm và Khmer…
Công viên ngã ba sông thị xã Châu Đốc - Ảnh: Minh Thiên
Khoảng cách
Châu Đốc cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 250km, cách TP Long Xuyên (An Giang) khoảng 55km.

Bản đồ
Xem và tải bản đồ Châu Đốc tại trang bản đồ du lịch

Đi và về
Từ Tp.HCM đi Châu Đốc, bạn có thể đi xe máy, xe khách hoặc tàu thủy.

Xe máy
Có rất nhiều cung đường để đi từ TP.HCM về Châu Đốc.
Các bạn có thể chạy xe theo quốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận quẹo phải theo quốc lộ 80 hướng đi Sa Đéc, qua phà Vàm Cống để sang Long Xuyên (An Giang), rồi từ Long Xuyên chạy xe theo quốc lộ 91 để về Châu Đốc. Đây là cung đường đi phổ biến nhất.
Gần đây, cung đường đi dọc biên giới Việt Nam - Campuchia đang được rất nhiều nhóm bạn trẻ ưa thích: đi theo quốc lộ 1 đến Long An quẹo phải theo quốc lộ 62 (đi Mộc Hóa, cửa khẩu Bình Hiệp). Rồi dọc theo đường sát biên giới Việt Nam - Campuchia để đi Hồng Ngự, Tân Châu và Châu Đốc.

Xe khách
Có rất nhiều hãng xe chạy tuyến TP.HCM - Châu Đốc. Các hãng xe này thường khởi hành từ bến xe miền Tây hoặc tại văn phòng của các hãng xe ở TP.HCM. Giá vé giao động từ 100.000-150.000 đồng/vé. Xe dừng tại bến xe Châu Đốc hoặc tại văn phòng của các hãng xe tại Châu Đốc (hầu hết các hãng xe đều có dịch vụ xe đưa đón miễn phí tại Châu Đốc).
• Liên hệ bến xe miền Tây:
Địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM
Điện thoại: (08) 38.752.953 - 38.776.594
• Bến xe Châu Đốc
P.Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang (QL 91, TX Châu Đốc).

Một số hãng xe tham khảo
Xe Mai Linh
• Tp.Hồ Chí Minh
Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29.
Đường dây nóng: 0985 29 29 29.
Bộ phận chăm sóc khách hàng: (08) 38 35 79 79.
- Phòng vé 29 bến xe miền Tây (08)37526999.
- Phòng vé 32 Bến xe miền Tây (08)37523888.
- 400A Lê Hồng Phong, P1, Q10
Điện thoại: (08) 38 323 88
(Trung chuyển miễn phí giữa bến xe miền Tây và trạm Lê Hồng Phong bằng xe buýt Mai Linh số 98.)
• Châu Đốc:
Bến xe Châu Đốc
Điện thoại: (076)3565222
• Long Xuyên: (076) 3922222
Xe dừng ở bến xe Châu Đốc
Xe Phương Trang
• Tp.Hồ Chí Minh
Văn phòng 1: Địa chỉ: 328A Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại đặt vé: 08.38333468
Văn phòng 2: Quầy vé số 31 Bến Xe Miền Tây
Điện thoại đặt vé: 08.38841568
• Châu Đốc:
Văn phòng 1: Bến Xe Châu Đốc, QL 91, TX Châu Đốc
Điện thoại đặt vé: 0763.565888
Fax: 0763.565959
Văn phòng 2:
Địa chỉ: 238 Lê Lợi, Châu Phú B, Châu Đốc, An Giang
• Long Xuyên:
Văn phòng 1: 99 Hàm Nghi, Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang
Điện thoại đặt vé: 0763.989999
Xe dừng ở bến xe Châu Đốc và khu vực chợ Châu Đốc (có xe trung chuyển)
Xe Hùng Cường:
• Sài Gòn: 48 Phó Cơ Điều-P12-Q5.
Điện thoại (08)3857.2624 - 3955.1247 - 3955.5041.
• Châu Đốc: 84 Đốc Phủ Thu, P.A.
Điện thoại (076) 386.5116 - 356.0807 - 356.2040.
• Long Xuyên:
Bến xe Long Xuyên: (076) 394.4943 - 394.4729.
Xe sẽ dừng tại trung tâm TX Châu Đốc (khu vực chợ Châu Đốc).
Xe Huệ Nghĩa
• Sài Gòn:
11 Lê Đại Hành-Q11 (đối diện cổng trước bệnh viện Chợ Rẫy).
Điện thoại (08)3955.2364 - 3955.3353 - 3857.4786 - 3956.0722
Có chỗ nghỉ qua đêm ở Sài Gòn.
• Châu Đốc:
Quốc lộ 91 Vành Đai.
Điện thoại (076) 388.9672 - 388.9079 - 367.0067.
Xe có ghé qua bến xe Long Xuyên đón trả khách.
• Long Xuyên: (076) 394.0490 - 360.5708.

Tàu thủy
Tàu thủy chạy tuyến TP.HCM - Châu Đốc khởi hành từ bến tàu du lịch Bạch Đằng và dừng tại bến tàu du lịch Châu Đốc. Tuy nhiên hiện tại tàu thủy chạy tuyến này chỉ phục vụ cho mục đích du lịch mà thôi.

Tùng Lâm (viết tặng em)
Read more...

Chùm ảnh rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Dulichbui's Blog - Nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư là khu rừng đặc trưng của loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ; Đây là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang.
Xem thêm: Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Một số hình ảnh do Tùng Lâm chụp tại rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Cổng vào khu du lịch rừng tràm Trà Sư
Đoạn đường đi sâu vào khu rừng tràm Trà Sư  phủ đầy bèo

Cây tràm
Bèo phủ kín lối đi
Tổ Cò, Nhạn
Tổ Cò, Nhạn
Tháp ngắm cảnh
Một góc rừng tràm Trà Sư  nhìn từ tháp ngắm
Khám phá rừng tràm với thuyền mộc
Ảnh: Tùng Lâm
Liên hệ:  
Du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
Xã Văn Giáo, Tịnh Biên, An Giang
Điện thoại: 076.2218025 - 3877423 - Fax: (076) 3877423

Read more...

Rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Dulichbui's Blog - Với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã cùng với sự thanh bình và sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang.
Len lỏi giữa những lối đi nhỏ xuyên qua khu rừng tràm (bằng xuồng máy hoặc thuyền) du khách sẽ được ngắm những cây tràm cổ thụ soi bóng dưới mặt nước trong xanh, được nhìn những cây thủy liễu lay mình mềm mại, nhẹ nhàng theo từng con sóng nhỏ,… Đoạn, du khách lại có cảm tưởng như mình đang lướt giữa những thảm bèo tấm màu mạ non, …
Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư là khu rừng đặc trưng của loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ. Với diện tích 845ha, Rừng tràm Trà Sư là nơi tập trung sinh sống của khoảng 140 loài thực vật xác định, 11 loài thú và 23 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có giá trị khoa học như: cò Ấn Độ, cò lạo, điêng điểng, cá còm, cá trê trắng,…
Giữa không gian thi vị ấy, lại được nghe tiếng đâu đây tiếng chim gọi bầy, tiếng chim non gọi mẹ mỗi lúc mỗi rõ hơn. Cứ tưởng xa nhưng không phải là xa mà ngay …trên đầu của du khách. Những tổ cò, tổ nhạn với hàng trăm chú cò, chú nhạn đang í ới gọi nhau xen lẫn giữa những tán cây tràm sum xuê. Đâu đó giữa làn nước kia lại xuất hiện xác của vài chú chim non sa chân rớt xuống nước, thật là tội nghiệp. Âu đó cũng là lẽ của tự nhiên.
Sau khi đi thuyền xuyên rừng tràm du khách có thể đến tháp ngắm cảnh để ngắm nhìn một khoảng rừng Trà Sư mênh mông, xanh ngát, để nhìn cận cảnh cảnh sinh hoạt của vô số loài chim, cò qua ống nhòm được bố trí sẵn trên tháp.
Sẽ thú vị xiết bao khi giữa cảnh núi rừng với những tiếng chim gọi bầy, du khách lại được thưởng thức các món ăn dân dã thời khai hoang mở đất hoặc những đặc sản miền sơn cước như: cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu trộn cá sặc, gà hầm măng,…
Một lần đến đây để rồi nhớ mãi, để rồi vấn vương và để… hẹn lần sau lại đến.

Hướng dẫn đi
Du khách tham quan rừng Trà Sư bằng thuyền
Xe máy: Từ Châu Đốc du khách có thể chạy xe theo hướng đi Tri Tôn, gần đến cầu Bưng Tiên thì quẹo trái. Đi thêm khoảng 3,5km nữa là đến rừng tràm Trà Sư.
Phương tiện đi lại tại rừng tràm Trà Sư: để đi lại tại rừng Tràm du khách có thể sử dụng xe máy, xe đạp (thuê tại ban quản lý rừng tràm Trà Sư), nhưng thú vị hơn cả vẫn là đi xuồng máy và thuyền (thuê).
Ăn uống: Trong khuôn viên rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món ăn đồng quê.
Lưu trú: Hiện tại rừng tràm Trà Sư chưa có dịch vụ lưu trú phục vụ cho du khách.
Với khoảng 250.000đ cho hai người, du khách có thể có một chuyến hành trình thú vị tại rừng tràm Trà Sư và được thưởng thức hương vị của các món ăn dân dã miền song nước. (Chi phí này là chi phí thuê xuồng, thuyền và ăn uống).
Liên hệ:  
Du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
Xã Văn Giáo, Tịnh Biên, An Giang
Điện thoại: 076.2218025 - 3877423 - Fax: (076) 3877423

Blogger Tùng Lâm (Bài viết này của Tùng Lâm đã được đăng trên trang du lịch báo Tuổi Trẻ)
Read more...

Tháng 10 đi du lịch ở đâu (2010)

Dulichbui's Blog - Với các doanh nghiệp lữ hành, tháng mười được xem là mùa du lịch thấp điểm trong năm khi lượng khách mua tour đi du lịch thường rất ít nhưng với dân du lịch bụi thì dường như khái niệm "mùa du lịch thấp điểm" là không có. Tùng Lâm xin giới thiệu đến các bạn một số điểm đến hấp dẫn trong tháng 10 năm 2010.
1. Hà Nội
Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010, Hà Nội sẽ tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với nhiều chương trình hấp dẫn như: Giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình (9h, 5/10/2010), Khai mạc triển lãm Nghề gốm Bát Tràng - Cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm (14h, 5/10/2010), Liên hoan Nghệ thuật diều - Hà Nội tại Quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình (8h, 6/10/2010), Liên hoan Ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây (20h, 6/10/2010), Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Ngân hàng Nhà nước (20h, 8/10/2010), Đêm hội Văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (20h, 10/10/2010),...


2. Mù Căng Chải (Yên Bái)
Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, ruộng lúa ở thung lũng, ruộng leo lên đồi, ruộng lồi trên non,... đó là những ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân lên Mù Căng Chải. Thời gian này là giữa mùa thu cũng là thời điểm mà lúa trên các ruộng bậc bắt đầu chín đều, vàng cả một khung trời...
Ruộng bậc thang Mùa Căng Chải - mùa lúa chín
3. Tri Tôn (An Giang)
Chỉ còn ít ngày nữa, đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ sẽ đón mừng lễ hội Đônta (lễ cúng ông bà - Dolta) 2010, một lễ hội văn hóa truyền thống lớn thứ hai trong năm, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Dịp này, Lễ hội đua bò Bảy Núi cũng sẽ được tổ chức tại huyện Tri Tôn vào ngày 5 tháng 10 tại trường đua của chùa Tà Miệt dưới (ấp Tà Miệt, xã Lương Phi).
Đua bò Bảy Núi - An Giang

4. Hàm Tân (Bình Thuận)
Hàng năm, cứ đến ngày 14 - 16/9 âm lịch Hội đền Dinh Thầy sẽ được tổ chức tại Dinh Thầy Thím (Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Hội Dinh Thầy không có cổ tục, trò vui gì, nhưng khách trẩy hội đã vui với lòng thành của mình và đến được Dinh Thầy ai nấy đều tỏ sự hân hoan.
Dinh Thầy Thím, Hàm Tân, Bình Thuận
5. Ninh Thuận, Bình Thuận
Diễn ra từ ngày 06- 07/10/2010 (30/6-1/7 Chăm lịch), Lễ hội Katê (Tết của đồng bào Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận) năm 2010 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian xen giữa những phần lễ truyền thống và được gắn kết một cách hợp lý như: lễ Tống ôn, nghi thức rước y trang nữ thần Pô Sah Inư, giao lưu văn nghệ, hội thi ẩm thực, trình diễn nghề dệt thổ cẩm, nghề gốm bằng phương pháp thủ công và các trò chơi dân gian, mang đậm sắc thái độc đáo của dân tộc Chăm.
Lễ hội Katê không chỉ là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về quê cha đất tổ đoàn tụ cùng gia đình bạn bè, dòng họ mà còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước về với vùng đất tháp Champa. 

Lễ hội Kate tại Ninh Thuận
Địa điểm:
Tại Bình Thuận: Tháp Pô Sah Inư, TP. Phan Thiết
Tại Ninh Thuận: Trong dịp này, Hội chợ Thương mại – Làng nghề cũng sẽ được diễn ra từ ngày 2/10/2010 đến 8/10/2010.


6. Lào
Trong tháng 10, tại Lào có ba lễ hội lớn được tổ chức là:
Awk Phansao (Awk Watsa): Lễ hội được tổ chức vào cuối mùa mưa vào ngày trăng tròn.
Bun Nam (water festival): Được tổ chức tại các tỉnh, thành phố như Vientiane, Luang Prabang và Savannakhet. Hoạt động chính của lễ hội là Bun Nam boat races (suang heua - lễ hội đua thuyền).
Boat Racing festival: được tổ chức từ ngày 2 - 3/10/2010 tại Vientiane.
Lễ hội đua thuyền tại Vientiane
Read more...

Xem lễ hội đua bò Bảy Núi 2010 (Tri Tôn, An giang)

Dulichbui's Blog - Còn khoảng một tuần nữa, đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ sẽ đón mừng lễ hội Đônta (Dolta) 2010, một lễ hội văn hóa truyền thống lớn thứ hai trong năm, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Dịp này, Lễ hội đua bò Bảy Núi cũng sẽ được tổ chức tại huyện Tri Tôn vào ngày 5 tháng 10 tại trường đua của chùa Tà Miệt dưới (ấp Tà Miệt, xã Lương Phi).
Lễ hội đua bò Bảy Núi 
Theo quy ước giữa hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, hàng năm mỗi huyện luân phiên đăng cai tổ chức Ngày hội đua bò Bảy Núi một lần và năm 2010, tới phiên Tri Tôn tổ chức. Nơi đây được xem là “xuất xứ” môn chơi dân gian đua bò của đồng bào dân tộc Khơ-me, duy trì khá lâu đời và trở thành truyền thống ở vùng Bảy Núi. Theo các nhà hoạt động văn hóa, nếu ở Sóc Trăng có đua ghe ngo, Trà Vinh có đêm hội thả đèn gió, thì ở An Giang có Ngày hội đua bò Bảy Núi là hấp dẫn nhất! Bởi, sinh hạt này hình thành từ tập quán chăn nuôi và sản xuất ruộng mùa cấy vùng núi, con bò được dùng làm sức kéo chủ yếu và sau đó tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình (bò thịt, bò sinh sản).
Tháng bảy và tháng tám âm lịch, đồng bào Khơ-me Bảy Núi bắt tay gieo mạ, làm đất và chuẩn bị vụ mùa cấy lúa đặc sản. Đến cuối tháng tám, mọi gia đình trong vùng đều chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ… vào chùa đón mừng Tết Dolta. Ở thời điểm này, vụ mùa cấy lúa đặc sản vùng núi vừa xong, người chăn nuôi cũng cho bò nghỉ ngơi sau khi cày kéo và không còn chăn thả rong nữa nên các cuộc so tài nuôi bò giỏi, bò hay lại diễn ra khắp vùng, nhất là ở những miếng đất chùa cày và cấy sau cùng. Từ đó, đua bò trong phum, sóc dần dà trở thành cuộc thi cấp xã, cấp huyện, liên huyện và đến nay đã qua 18 lần tổ chức chính thức.
Theo Ban Tổ Chức lễ hội đua bò Bảy Núi – Cúp ATV 2010, dự kiến năm nay sẽ có 70 đôi bò xuất sắc được tuyển chọn từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú và Thoại Sơn cùng với 2 huyện Hòn Đất và Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) tranh tài giải “Bảy Núi – Cúp ATV 2010” và giải phong trào. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn mời quận Kirivong (tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia) chọn lựa bò hay và tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi – Cúp ATV 2010.

Hướng dẫn đi và về từ Tp.HCM
- Mua vé xe khách của Phương Trang hoặc Mailinh đi Long Xuyên (An Giang). Bạn cũng có thể đi Châu Đốc nhưng nếu đi về Long Xuyên rồi đi Tri Tôn là khả thi hơn so với đi về Châu Đốc rồi đi Tri Tôn (ngắn hơn).
Xe Phương Trang: xe 45 chổ, giá vé khoảng 110.000đ, xuất bến tại Bến xe miền Tây.
- Tại Tp.HCM:
1. Phòng vé: 328A Lê Hồng Phong - Q.10 - TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38.333.468
2. Phòng vé tại BX Miền Tây
Quầy 31 - Bến xe Miền Tây
Điện thoại: 08) 38.841.568
( Có xe đưa đón từ BX Miền Tây về BX Lê Hồng Phong và ngược lại)
- Tại Long Xuyên:
Long Xuyên: 076 - 3989999
(Có xe trung chuyển)

Xe Mai Linh: giá vé khoảng 95.000đ.
- Tại Tp.HCM:
Tổng đài đặt vé: 08.39 29 29 29
Địa chỉ phòng vé:
1. Số 400A Lê Hồng Phong, P. 1, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
2. Số 293 Trần Phú, P.8, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh
3. Bến xe Miền Tây - 395 Kinh Dương Vương, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Tại Long Xuyên:
Điện thoại đặt vé: (076) 3 922 222

Từ Long Xuyên, thuê xe máy chạy theo QL 91 hướng đi Châu Đốc, đến ngã ba Lộ Tẻ thì quẹo theo tỉnh lộ 941 về Tri Tôn.
Bản đồ đường đi từ Long Xyên - đi theo mũi tên xanh
Nếu mang theo xe máy, tốt nhất là bạn nên ra bến xe Miền Tây liên hệ xe khách trong bến xe mua vé cho bạn + xe để đi (xe loại này thường chất lượng không cao, nên đi theo xe để trông chừng xe). Nếu đã đi xe này thì tốt nhất nên mua vé đi thẳng về Tri Tôn luôn.
Bến xe Miền Tây - 395 Kinh Dương Vương, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

Một số địa điểm thăm quan tại Tri Tôn
Nhà mồ Ba Chúc
Đồi Tức Dụp
Chùa Xà Tón (Xvayton)

Read more...

Nhà mồ Ba Chúc (An Giang)

Dulichbui's Blog - Để giáo dục ý chí căm thù, đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đồng thời tố cáo tội ác chế độ diệt chủng Pôn Pốt cho nhân dân trong nước và trên thế giới biết. Chính quyền tỉnh An Giang tiến hành xây dựng khu chứng tích tội ác Pôn Pốt ở giữa chùa Phí Lai và chùa Tam Bửu trên diện tích rộng 3000m2 thuộc ấp An Định Xã Ba Chúc.
Khu chứng tích tội ác này gôm bảy hạng mục công trình như sau: vòng rào, bia căm thù, nhà mồ, nhà tiếp khách, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen. Các công trình trên dây thì nhà mồ là công trình chính, các điểm kia là phụ để tô điểm cho công trình chính.
+ Nhà mồ:
Nhà mồ được xây dựng vào năm 1979. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng - thể hiện ý chí căm thù.
Chính giữa nhà mồ là khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 xương cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt thảm sát, số còn lại được bà con đem chôn cất. Từ ngoài cổng đi vào, du khách muốn lên tham quan nhà mồ phải bước qua chín bậc thềm thoải bằng nhàu, rồi mới đến di tích.
Để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, vào những năm đầu, ngành chuyên môn phải dùng sáp nấu sôi áo bên ngàoi xương tránh ôxi hóa, cả vật chống ẩm.
10 năm sau, số hài cốt nói trên có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Cho nên, từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 năm 1989, Sở Văn hóa và Bảo tàng An giang đã tiến hành lấy số hài cốt này ra làm vệ sinh lau chùi rồi ngâm tẩm hóa chất formol, alcool vào, phơi khô. Lần bảo quản này, các bác sĩ nhân chủng học trong đó có giáo sư, tiến sĩ Michael Pietrewsky ở trường Đại học Hawail, Honolulu, Mỹ và bác sĩ Nguyễn Quang Quyền, trường Đại học Y Dược Tp.HCM chỉ đạo và tham gia trực tiếp.

Hàng năm vào những ngày giỗ kỷ niệm những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cũng tế và gọi đây là ngày hội căm thù.
Nhiều đoàn khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan nhà mồ đều bùi ngùi cảm động thương tiếc những người đã chết.
Cụm di tích căm thù Ba Chúc, được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích căm thù, theo quyết định của Bộ Văn hóa mang số 92/VH-QĐ ký ngày 10/07/1980, vì có nhiều điểm bị thảm sát, nên chỉ phát 3 bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là: nhà mồ, chùa Tam Bửu, miếu An Định (tức Chùa Phi Lai).
Khu di tích nhà mồ Ba Chúc là một bảng cáo trạng, là một chứng tích về tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam, cho những người yêu chuộng cuộc sống hòa bình trên thế giới.

Theo Trần Văn Đông (Trích Chứng tích tội ác Pôn Pốt)
Read more...

"Tung lò mò" - Đặc sản người Chăm An Giang

Dulichbui's Blog - Người Chăm ở An Giang sống tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân. Là đồng bào theo đạo Hồi, người Chăm An Giang không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò. Món ăn truyền thống và là bản sắc văn hóa độc đáo của họ là cà ri và cà púa.

Cà ri là món ăn ưa thích họ học theo người Ấn Độ, còn cà púa thì bắt chước người Thái Lan. Thịt cà ri xắt sao cũng được, cà púa ngoài việc cho gia vị mạnh và cay hơn cà ri, thêm đậu phộng. Sau khi làm cà púa, phần thịt vụn được người ta dùng làm “tung lò mò” (lạp xưởng bò), như một cách “tận dụng”.

Thịt bò vụn (có nhiều nơi, người ta làm bằng loại thịt bò ngon như: đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương) sau khi loại bỏ hết gân và bầy nhầy, xắt nhuyễn, bằm chung với mỡ bò, trộn đều với tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị bí truyền, nhưng nhất thiết phải có cơm nguội. Ruột bò lộn bề trái, cạo, rửa nước muối, rửa sạch rồi lộn lại, phơi hơi se. Thịt trộn xong, để cho thấm, dồn vào ruột bò, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, tròn cỡ ngón chân cái, phơi chừng 3 nắng là được. “Tung lò mò” càng để lâu (1 - 2 tháng) càng khô, càng ngon. Nhưng bí quyết để “tung lò mò” trở thành món ngon độc đáo hơn lạp xưởng còn nhờ cơm nguội lên men có vị chua.

Cũng giống như lạp xưởng, thưởng thức “tung lò mò” tuyệt nhất là nướng (kilete) hoặc chiên (chuh), nhưng phải còn nóng mới không có mùi tanh của mỡ bò. “Tung lò mò” nướng chín tới đâu, ăn tới đó. Ngồi cạnh bếp than hồng, nhìn từng khúc “tung lò mò” chín đỏ mỡ nhểu xèo xèo trong đám khói tỏa mùi thơm ngào ngạt, đã thấy thèm. Gắp cắn một miếng, vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay nồng xông vào khẩu cái, lại nghe vị ngọt giòn thơm của rau sống, cần ống, vị chua của khế, vị chát của chuối sống tan thấm trên mặt lưỡi. Nhưng tuyệt vời hơn nếu như ta cùng vài ba người bạn ngồi nhâm nhi “tung lò mò” với chút rượu trong một buổi chiều mưa lạnh thì...!


Dulichbui's Blog (Theo Báo Cần Thơ)
Read more...

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org