Chùm ảnh Lăng Hoàng Gia (Gò Công, Tiền Giang)

Dulichbui's Blog - Lăng Hoàng Gia (ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) được xây dựng vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng - ông ngoại vua Tự Đức và là thân phụ của Từ Dũ Thái hậu - vợ vua Thiệu Trị.
Lăng không thật đồ sộ nhưng cũng không quá uy nghiêm như các lăng mộ của các quan đại thần khác. Đến thăm lăng nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy kiến trúc của lăng phần nào giống kiến trúc của nhà ở. Chính điều này đã tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng.
 Một số hình ảnh do Tùng Lâm chụp trong một lần ghé Lăng Hoàng Gia.
Đức Quốc Công Tử - gian chính trong Lăng Hoàng Gia
Cổng Lăng Hoàng Gia
Cổng gian Đức Quốc Công Tử - gian chính trong Lăng Hoàng Gia

Một ngôi mộ trong khuôn viên Lăng Hoàng Gia

Đức Quốc Công Tử - gian chính trong Lăng Hoàng Gia


Tùng Lâm

Read more...

Chùm ảnh du lịch bụi Gò Công (Tiền Giang)

Dulichbui's Blog - Cứ sau mỗi chuyến du lịch bụi Tùng Lâm lại thấy yêu hơn dải đất hình chữ S này: đâu đó giữa những sự bon chen xô bồ của cuộc sống vẫn còn đó những vùng đất yên bình với những con người thân thiện, chất phác và mộc mạc...
Trong ngày đầu năm mới 2011, Tùng Lâm đã có chuyến đi (trong ngày về) về Gò Công (Tiền Giang). Tại đây Tùng Lâm đã có dịp thăm Lăng Hoàng Gia, khu du lịch biển Tân Thành, Lăng Nguyễn Huỳnh Đức (Long An); thưởng thức nghêu Gò Công, cháo cá Long An...
Xin được chia sẻ những hình ảnh từ chuyến đi vừa rồi cùng các bạn.
Ảnh chụp tại Lăng Hoàng Gia
Quốc lộ 50 - đầy bụi và đá
Chuẩn bị qua phà Mỹ Lợi

Lăng Hoàng Gia - Thị xã Gò Công
Bên trong khuôn viên Lăng Hoàng Gia
Cổng vào gian chính trong Lăng Hoàng Gia
Đức Quốc Công Tử - gian chính trong Lăng Hoàng Gia
Công trình này được xây dựng từ thời vua Thành Thái, sau được trùng tu vào thời vua Khải Định
Tùng Lâm và partner
Chùa Long Thiền - nơi có ngôi mộ bát lăng đẹp nhất miền Nam

Cổng chùa Long Thiền
Khu du lịch biển Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang)
Biển Gò Công - do phù sa nên nước không trong xanh như các bãi biển khác
Đoạn bờ kè bị sóng biển đạp vỡ tại biển Gò Công
Cổng vào Lăng cụ Nguyễn Huỳnh Đức - một công thần thời nhà Nguyễn
Cháo cá rau đắng
Còn thương rau đắng mọc sau hè...



Read more...

Festival trái cây Việt Nam lần thứ I - 2010 tại Tiền Giang

Dulichbui's Blog - Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại tỉnh Tiền Giang từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 4 năm 2010 với chủ đề "Trái cây Việt Nam thời kỳ hội nhập" và thông tin quảng bá “Tiền Giang – Sông hóa Rồng, cho cây lành trái ngọt”.
Đây là lần đầu tiên Tiền Giang đăng cai tổ chức Festival mang tầm vóc quốc gia, có sự tham gia chỉ đạo và phối hợp tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo UBND Tỉnh Tiền Giang, quy mô Festival trái cây lần này với trên 700 gian hàng trưng bày, triển lãm, xúc tiến giao thương hàng hoá trái cây và sản phẩm trái cây, cùng với nhiều lễ hội phong phú, đặc sắc mang đậm dấu ấn Việt Nam diễn ra trong suốt thời gian tổ chức festival.

Các hoạt động tại lễ hội
- Tổ chức hội chợ triển lãm các sản phẩm nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp, hội chợ thương mại với quy mô khoảng 700 gian hàng.
- Lễ hội tôn vinh "Nhà vườn sáng tạo", cúp vàng "Vì sự phát triển trái cây Việt Nam", ba hội thảo lớn về trái cây Việt Nam.
- Lễ hội ẩm thực "Hương Việt", Lễ hội chợ nổi Cái Bè, Lễ hội xoài cát Hòa Lộc cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao.
- Đặc biệt Festival trái cây sẽ có 3 kỷ lục Việt Nam được xác lập là: kỷ lục "Tứ linh 1.000 năm thương nhớ Thăng Long" với hình tượng long-ly-quy-phượng lớn nhất được kết từ trái cây; kỷ lục "Rồng vẽ bằng nghệ thuật graffiti dài nhất Việt Nam", kỷ lục "Bản đồ Việt Nam" bằng trái cây lớn nhất...


Xem chi tiết các chương trình tại Festival Trái Cây Việt Nam Lần Thứ I – 2010 tại đây
Read more...

Cẩm nang du lịch Vĩnh Kim - quê hương vú sữa Lò Rèn

Khoảng cách
Vĩnh Kim cách Tp.HCM khoảng 80 km.

Các điểm tham quan trên đường đi:
. Lăng Nguyễn Huỳnh Đức
. Chùa Vĩnh Tràng
. Trại Rắn Đồng Tâm
. ...
Các điểm tham quan tại Vĩnh Kim:
. Rạch Rầm Xoài Mút
. Làng chiếu Long Định
. Vườn vú sữa Lò Rèn
. ...

Đi và về
Từ Tp.HCM
Xe máy:
Từ Tp.HCM bạn chạy theo QL1 về Mỹ Tho, đến ngã ba Trung Lương thì quẹo phải (đường đi về Mỹ Thuận).
Có thể xem bản đồ dưới để hình dung đường đi.


Click vào hình để xem rõ hơn


Xe khách:
Từ Tp.HCM đi Vĩnh Kim có tuyến xe Bến xe miền Tây - Vĩnh Kim.
Bạn vui lòng liên hệ quầy vé đi Tiền Giang tại bến xe miền Tây.
Xe chạy tuyến này thường là xe 45 chổ, không có máy lạnh, thời gian chạy từ 3h sáng đến khoảng 7h tối (cứ 2 tiếng lại có một chuyến), giá vé khoảng 28.000 đ.
Liên hệ bến xe miền Tây
395 Kinh Dương Vương, P.An Lạc , Quận Bình Tân , Tp.HCM
Điện thoại: (08) 38776594

. Chú ý:
- Xe tuyến BX miền Tây - Vĩnh Kim chạy lúc 9h sáng còn ghé chợ Bình Điền đón khách tiếp rồi mới chạy tiếp về Vĩnh Kim.
- Xe chạy lúc 3h chiều thì thường chổ nhiều hàng (chủ yếu là bạc hà).
Xe sẽ dừng tại chợ Vĩnh Kim.

Từ Mỹ Tho
Xe máy:
Bạn có thể đi 2 đường như bản đồ trên đã ưoớng dẫn.
Xe bus:
Bắt xe bus tuyến Mỹ Tho - Cầu Mỹ Thuận để đi Vĩnh Kim. Giá vé khoảng 4000 đ.
Xe chạy đến ngã ba Đông Hòa thì xin xuống.
Chú ý: xe bus chạy tuyến này không có trạm dừng cố định nên có thể đón dọc đường. Xe tương đối đông.
Từ ngã ba Đông Hòa đi thêm khoảng 3-4km là tơi Chọ Vĩnh Kim.
Bến xe bus tại Mỹ Tho nằm gần bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang.
Lời khuyên: để tiện lợi nhất bạn nên đi bằng xe gắn máy.

Khách sạn nhà nghỉ Đông hòa nằm tại ngã ba Đông Hòa

Ăn - Uống
Bạn có thể ăn tại các quán ăn dọc đường (hũ tiếu, cơm tấm...) giá cả rất phải chăng.
Ngoài ra bạn cũng có thể ăn tại một số quán ăn nổi tiếng tại Vĩnh Kim như:
- Quán hũ tiếu chay Tịnh Tâm (gần cầu Long Định - xem bản đồ), cơ sở 2 nằm ở chợ Vĩnh Kim.
- Quán lẫu Sáu Đèo (lẫu, bánh xèo...) nằm trên đường từ ngã ba Đông Hòa đi vào Chợ Vĩnh Kim (bên tay trái).
Tại khu di tích Rạch Gầm Xoài Mút có quán cafe, bạn co thể ngồi đây vừa thưởng thức cafe vừa ngắm cảnh sông.


Ngân hàng
Tại chợ Vĩnh Kim có ngân hàng NN&PTNN


Bưu điện
Bưu điện xã Vĩnh Kim nằm trong khuôn viên chợ Vĩnh Kim.


Internet
Trong khu vực chợ Vĩnh Kim có khá nhiều quan dịch vụ internet.


Bệnh viện
Gần khu vực chợ Vĩnh Kim.
Dulichbui's Blog
Bài viết có sự giúp đỡ của bạn Lê Quang Huân
Read more...

Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim

Dulichbui's Blog - Vĩnh Kim thuộc tỉnh Tiền Giang, cách TP HCM khoảng hơn 80Km. Cuộc sống người dân tuy không còn khổ cực nhưng văn hóa và cách sống vẫn còn đậm chút thôn quê xưa.
Và một buổi sáng đẹp trời, khi bình minh thắp sáng cả khu vườn cây trái thì không thể không đi thăm thú 1 lần phong cảnh chợ quê, ngắm hoạt động nông thôn vào 1 ngày mới, và không quên thưởng thức các món ăn miền quê, đặc sản của từng vùng miền: một cái bánh giá thơm lựng với mấy con tép con con giòn rụm, một tô hủ tiếu thịt heo đậm đà béo ngậy, một ly chè bánh lọt ngọt ngào mát lạnh cho 1 ngày mới sảng khoái… và không thể không thưởng thức đặc sản riêng của vùng đất này: Vú Sữa Lò Rèn - một loại trái cây đã gắn liền với đời sống của người dân huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
Tên gọi
Khi thưởng thức hương vị ngọt ngào của dòng sữa trắng đục tiết ra từ bầu trái căng tròn chin mọng, không ai không thắc mắc về cái tên gọi của loài trái cây này “Lò Rèn”, Chuyện xung quanh cái tên gọi của loại trái cây này cũng có nhiều giả thuyết,
Theo tài liệu của Hội Làm vườn huyện Châu Thành (Tiền Giang), người tạo ra giống vú sữa này là ông Lê Văn Kỳ, một nông dân trong vùng. Năm 1932, ông Kỳ gieo hạt giống cạnh một lò rèn ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng. Cây lớn nhanh và cho trái thật ngọt. Sau đó ông nhân giống cho nhiều người khác trồng để phát triển rộng ra các xã Vĩnh Kim, Song Thuận, Kim Sơn... Vì xuất thân cạnh lò rèn nên bà con quen miệng gọi “vú sữa Lò Rèn” từ đó.
Còn theo ông Trương Hồng Sơn - một lão nông 77 tuổi (ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang), người đang lưu giữ khá nhiều tư liệu về vú sữa Lò Rèn: Người đầu tiên có giống vú sữa này là ông Ngô Ngọc Quang, thường gọi ông huyện Trụ, một địa chủ giàu có ở vùng này những năm 1920. Trong một lần nhà có tiệc, ông phát hiện những trái vú sữa có vị ngọt thanh trong số bao nhiêu của ngon vật lạ do khách mời từ các nơi đem tới. Ông giữ lấy hạt đưa mấy anh tá điền để gieo trồng. Những tá điền gieo trồng sao đó mà không thấy cây mọc, duy chỉ có anh thợ rèn tên Hồ Văn Lễ gieo là cây mọc. Nó lớn nhanh và cho trái sum sê trong vườn nhà anh (ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng), bên cạnh cái lò rèn cung cấp dao, mác, xẻng, rựa, cuốc, phảng... cho nông dân trong vùng.
Trong một lần đám giỗ, sui gia của anh lò rèn là ông chủ Thu - tên thật là Nguyễn Văn Thu, ở xã Vĩnh Kim kế bên - qua chơi. Thấy cây vú sữa trái sai oằn, ăn thử thì ngon ngọt, vị đậm đà, chưng lên bàn thờ thấy sang trọng vì cái màu mỡ gà bóng loáng, hình dáng tròn lẳn rất bắt mắt, ông Thu thích quá xin giống đem về trồng. Khoảng 4-5 năm sau, dân trong vùng bắt đầu biết tới giống vú sữa ngon ngọt này và rủ nhau tìm đến nhà ông Thu xin giống. Ông Thu chiết cây ra phân phát cho mọi người. Hễ ai hỏi: “Ông lấy giống ở đâu mà ngon quá vậy?”, ông Thu đều cười chỉ tay qua hướng nhà ông Lễ: “Ở dưới ông lò rèn”. Khi xách cây giống toòng teng đem về nhà, trên đường đi gặp ai hỏi: “Vú sữa ở đâu vậy?”, những người xin được giống cũng trả lời: “Ở dưới ông lò rèn”. Cứ truyền khẩu nhau vậy riết thành quen, cái tên vú sữa Lò Rèn “chết danh” từ đó.
Năm 2007, vú sữa Lò Rèn vinh dự là một trong 10 cây được Cục Sở hữu Trí tuệ -Bộ Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đặc sản nông nghiệp của tỉnh này.
Tháng 3-2008, sau khi thẩm định việc thực hiện qui trình của nhà vườn nơi đây, Công ty SGS của New Zealand - thành viên Hiệp hội Trái cây châu Âu - đã cấp giấy chứng nhận LOBAGAP (tiêu chuẩn được quốc tế công nhận - Sau trái thanh long đây là sản phẩm nông nghiệp thứ hai của Việt Nam được chứng chỉ Global GAP) cho thương hiệu “vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim - Tiền Giang”, kể từ đó thương hiệu vú sữa lò rèn bắt đầu bước sang một trang mới.
Thưởng thức
Vú sữa vườn em căng dáng mọng,
Em dành bao (nhiêu) trái để tặng anh?
Có lẽ chính vì sự hấp dẫn ngay từ cái tên mà vú sữa nói chung và vú sữa log rèn nói riêng đã được nhiều người tìm đến, và cách thưởng thức loại trái cây này cũng mang chút thi vị. Ăn vú sữa vừa được ăn bằng mắt, ăn bằng tay, ăn bằng mũi, bằng lưỡi..
Cách ăn dân dã nhất là ăn ngay ở.. vườn. Vào những buổi trưa hè nắng nóng, trèo lên cây vú sữa tìm hái trái chín, vừa vo tròn vừa bóp đều tay cho mềm trái, rút cùi, ruột trái dâng cho phần nước trắng đục như dòng sữa mát lịm. Lõi ruột trắng trong, mềm dịu, thanh ngọt. Thịt mềm lưu lại hương vị đặc biệt. Thật thích thú khi ngồi tựa giữa chắn ba thân cây, thưởng thức hương vị của trái vú sữa, hóng gió mát đồng nội, mà nghiệm nhớ lại thời bé thơ còn ôm bầu sữa mẹ.
Khi cắn, không phải cắn chỏ nào cũng được mà phải cắn ở phần ngược phía với cuống.
Đó là cách ăn dân dã, còn khi đãi khách, người ta thường vắt núm trái vú sữa, dùng muỗng múc ăn dần hoặc xẻ trái thành sáu miếng, lượn dao vòng tách phần vỏ (vẫn giữ phần ruột) để trên đĩa, dùng nĩa ghim ăn từng miếng.
Ngoài ra còn có cách ăn cầu kỳ khác là: gọt bỏ vỏ, thái nhỏ từ trên núm xuống (bỏ hột và cùi) cho vào máy xay sinh tố, thêm đường hoặc sữa, cacao, cho vào khuôn đá để tủ lạnh, ăn như sữa chua, hoặc trộn với đá bào, sẽ cho ta một ly sinh tố đặc biệt.
Dulichbui's Blog
Read more...

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org