Cẩm nang du lịch "bụi" Phan Rang (Ninh Thuận)

Khoảng cách: Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 330km, cách Hà Nội 1408km, Đà Lạt 110km.
Thông tin:
Ninh Thuận là một tỉnh Duyên Hải Miền Trung Việt Nam. Phía Bắc giáp với Cam Ranh, Khánh Hòa. Phía Nam giáp với Bình Thuận. Phía Tây giáp Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Phan Rang Tháp Chàm là thủ phủ của tỉnh Ninh Thuận, nằm trên trục giao lộ chính Bắc Nam. Phan Rang cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách Nha Trang 105km theo quốc lộ số 1A và cách Đà Lạt 110km theo quốc lộ 27. Từ vị trí địa lý thuận lợi trên, đã ban tặng cho Ninh Thuận các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa và thiết lập mối quan hệ khác với các tỉnh lân cận trong khu vực và theo kịp tíên trình hội nhập quốc gia.
Ninh Thuận là một tỉnh có điều kiện khí hậu khô ráo, nắng nóng nhất nước. Chế độ khí hậu này rất thích hợp cho các lọai cây trồng và vật nuôi chịu hạn như cây nho, mía đường, cây thuốc lá, cây bông (vải) và các vật nuôi như dê, bò, cừu…Trong chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội của tỉnh, du lịch được đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển với chuỗi bãi biển, sông suối trong xanh sạch đẹp, không bị ô nhiễm. Có nhiều bãi tắm sạch đẹp nổi tiếng cả nước như bãi tắm Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy và Bình Tiên. Với chế độ khí hậu khô khan, thóang mát cùng với hệ thống lăng tháp và các di tích văn hóa khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các lọai hình tour du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng…Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và đã hấp dẫn các nhà đầu tư – là miền đất hứa trong một tương lai gần đây.Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển du lịch đặc trưng. Nhiều bãi tắm nổi tiếng có thể tắm quanh năm như bãi Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên. Ơ Ninh Thuận có hệ thống tháp Chàm và di tích lịch sử Champa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo và lọai hình sinh họat văn hóa, văn nghệ phong phú của người Chăm tại địa phương. Địa lý tự nhiên cũng đã tạo cho nơi đây nhiều danh lam thắng cảnh như Đèo Ngọan Mục, Vịnh Vĩnh Hy, Suối nước nóng Tân Mỹ Á, Đồi cát Nam Cương và nhiều làng nghề truyền thống được lưu giữ từ lâu đời như làng Gốm Bầu Trúc, làng Dệt Mỹ Nghiệp và hệ thống tháp Chàm cổ kính. Đó là những yếu tố thuận lợi để phát triển lọai hình du lịch văn hóa và tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Bờ biển
Với chiều dài 105km bao trọn phía đông của tỉnh, có nhiều vòng eo tự nhiên tạo ra hàng chục vịnh, bãi tắm đẹp có giá trị khai thác du lịch to lớn. Từ phía bắc vào, đầu tiên là bãi biển Cà Tiên có chiều dài gần 40km còn đầy vẻ nguyên sơ với làn nước trong xanh và bãi cát trắng trải dài thoai thoải, từng hàng dừa ven bờ vươn mình ra biển khơi. Biển nơi đây có sóng khá mạnh, thích hợp với các môn thể thao trên biển như du thuyền, lướt sóng. Nép mình bên bãi biển là những làng chài còn nguyên vẻ cổ kính, người dân chài sống bao đời bên những thuyền thúng, tấm lưới gợi cho khách tham quan nhiều điều thú vị. Xích xuống phía nam là vịnh Vĩnh Hy, một thắng cảnh tuyệt đẹp của huyện Ninh Hải. Cùng với Hạ Long, Cam Ranh, Vân Phong..., vịnh Vĩnh Hy được đánh giá là một trong những vịnh đẹp nhất của Việt Nam. Một quần thể thiên nhiên hùng vĩ, xinh đẹp với dải cát trắng bao quanh, núi đá uy nghiêm, sừng sững ôm lấy vịnh, biến nơi này thành một tấm gương bạc khổng lồ. Đến đây du khách có thể tắm biển, lặn biển ngắm san hô hay leo núi tham quan rừng, tắm suối. Nằm ở đoạn giữa của bờ biển Ninh Thuận là bãi biển được xếp một trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam - bãi tắm Ninh Chữ - Bình Sơn. Với chiều dài trên 10km chạy dọc bờ biển, bãi cát trải dài, thoai thoải, mịn màng, sóng vỗ rì rào êm ả quanh năm hòa âm cùng những hàng dương vi vu. Ninh Chữ - Bình Sơn đang là điểm du lịch biển hấp dẫn, nhiều khu du lịch, resort lớn đang mọc lên như: Đen Giòn, Hoàn Cầu, khu du lịch Ninh Chữ. Xung quanh còn có núi đá Chồng, Tân An, Cà Đú với những dải đá hình thù kỳ dị tạo cho du khách sự thích thú. Nằm giáp phía nam của tỉnh, bãi biển Cà Ná thuộc huyện Ninh Phước được mệnh danh là “Nàng công chúa ngủ quên” bởi nguyên vẻ hoang sơ đến tuyệt mỹ. Bãi Cà Ná, được tạo thành do một dãy núi Trường Sơn lao ra ôm sát biển, đường tàu lửa và đường bộ sát chân núi tạo cho bãi biển những đường cong mỹ thuật. Đến với Cà Ná, du khách sẽ được tắm mình dưới làn nước trong xanh, có độ mặn cao hơn các vùng biển khác từ 3 - 4 độ, chiêm ngưỡng những mỏm đá xếp chồng lên nhau đủ hình thù hoặc tổ chức leo núi, du thuyền... Cà Ná được đánh giá là nơi tốt nhất ở Ninh Thuận để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.
Các cồn cát
Là vùng nắng nóng, nhiều nơi bị sa mạc hóa đã tạo ra cho Ninh Thuận nhiều cồn cát và bình nguyên tuyệt đẹp, thích hợp cho du lịch dã ngoại. Một trong những cồn cát đẹp nhất là cồn cát di động Phước Dinh, tọa lạc trên diện tích khoảng 10km2 thuộc huyện Ninh Phước. Ở đây có những dải cồn cát cao 20m - 30 m, bên thoải bên dốc chạy dài nối tiếp nhau thành những sóng cát. Do ảnh hưởng của gió nên hàng ngày những cồn cát này có thể lùi vào đất liền hoặc tiến ra biển khiến cho địa hình thay đổi liên tục, một hiện tượng tự nhiên mà du khách cực kỳ thích thú. Nơi đây còn có ngọn hải đăng Mũi Dinh trăm năm tuổi, là nơi chỉ đường dẫn lối cho tàu thuyền. Khu vực này hiện đang có dự án đầu tư khu du lịch kết hợp cơ khí tàu biển trị giá trên 2.000 tỷ đồng, tương lai không xa đây sẽ là nơi giao lưu văn hóa, kinh tế và là vùng du lịch hấp dẫn của dải đất miền Trung. Ngoài Phước Dinh, cồn cát Nam Cương - Phú Thọ cách trung tâm Phan Rang - Tháp Chàm 8km về hướng đông nam cũng được nhiều du khách biết đến. Được hình thành từ những đồi cát nhấp nhô, những luống cát mịn màng như quấn lấy chân người chạy dọc bờ biển, điểm xuyết lên đó là những cụm xương rồng với những bông hoa đỏ chói ánh lên giữa cái nóng nực của bãi cát. Với những nét hoang sơ và những dải cát kỳ thú do thiên nhiên tạo ra đang là vùng du lịch hấp dẫn đầy tiềm năng. Mỗi năm hàng trăm bức ảnh, thước phim nghệ thuật đoạt những giải thưởng lớn trong nước và quốc tế được chụp, quay từ những cồn cát có một không hai ở Việt Nam này.
Thác và suối
Mặc dù là vùng khô hạn, nhưng Ninh Thuận lại được thiên nhiên hào phóng ban cho nhiều thác nước và suối có cảnh quan đẹp, thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Nổi tiếng là thác Sakai bắt nguồn từ đèo Ngoạn Mục, hạ lưu của nó tiếp giáp với thủy điện Đa Nhim. Thác Sakai có chiều cao cả trăm mét, dòng nước đổ xuống ầm ầm giữa một vùng thiên nhiên hoang dã, cùng với những loại hoa cỏ cây, chim chóc tạo cho nơi này một cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Kế đó đèo Ngoạn Mục hùng vĩ với những cung đường uốn lượn cũng là nơi mà khách ưa ngoạn cảnh. Thác Tiên nằm gần Quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách Phan Rang 30km, dòng thác trên cao đổ xuống uốn lượn như mái tóc nàng tiên. Đi gần 10km nữa theo hướng lên Đà Lạt là suối nước nóng Tân Sơn, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm được dùng để trị bệnh, thư giãn. Mỗi ngày hàng trăm du khách đến đây để ngoạn cảnh và tắm nước nóng. Gần suối nước nóng Tân Sơn là suối Thương, được hình thành từ những dòng suối cuồn cuộn trải dài trên những phiến đá tạo nên những đợt sóng trào dâng như nhớ thương ai. Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, ngày lễ, tết nam thanh nữ tú kéo nhau lên cắm trại vui chơi trong một vùng sinh thái trong lành. Cùng với các bãi tắm, cồn cát, hệ thống thác, suối của Ninh Thuận là nguồn tài nguyên phong phú và quan trọng, góp phần làm đa dạng thêm cho hoạt động du lịch của vùng đất độc đáo này.
Danh lam thắng cảnh
Tháp Chàm Pôklông Giarai, bãi biển Cà Ná, Tháp Porôme, biển Ninh Chữ, Vịnh Vĩnh Hy,...
Đặc sản:
Nước mắm Cà Ná, Tỏi, Nho và các sản phẩm làm từ nho…Bản đồ:
Xem trực tuyến tại http://www.ninhthuan.gov.vn/bando/index.php

Đi & về:Từ Tp.HCM đến Ninh Thuận bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường sắt. Đường bộ
Xe máyTừ Tp.HCM chạy theo QL1 khoảng 330km sẽ đến Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. (Trên đường đi sẽ đi qua biển Cà Ná).
Đường sắt
Có thể đi tàu thống nhất hoặc tàu du lịch Golden Train
Bạn có thể liên hệ với Ga Sài gòn để biết chi tiết về giá vé, giờ tàu chạy, …
Liên hệ đi tàu thống nhất
Địa chỉ: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3843 6528 - Fax: (08) 3846 6091
Website: www.vr.com.vn/gasaigon/ hoặc http://vetau.com.vn/
- Cung cấp thông tin: (08) 39 318 952
- Phòng bán vé: (08) 38 436 524 hoặc (08) 38 468 701 (xin số: 2302)
- Fax: (08) 38 436 524
- Đưa vé đến nhà: (08) 38 436 528 (thời gian phục vụ từ 07 giờ 00 đến 19 giờ 00 hàng ngày);

Tàu du lịch Golden Train thì liên hệ với:
Công Ty Cổ Phần Du Lịch Năm Sao
297 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I.
Điện thoại : 08.39206868 Fax : 08.39205554
Hoặc quầy vé của Golden Train tại tầng 1 Ga Sài Gòn

Tàu sẽ dừng tại Ga Tháp Chàm (gần tháp Chăm Pôklông Giarai)
Đô Vinh, Thành phố Phan Rang
Điện thoại: (068). 3888084
Đại lý bán vé xe lửa tại Phan Rang
số 351 Thống Nhất. Tel: (068).3834008

Xe bus
Xe Open tour chạy tuyến Tp.HCM – Phan Rang rất ít (hầu như không thấy), tuy nhiên nếu muốn bạn có thể mua vé đi Nha Trang và xuống ở Phan Rang (cách này hơi tốn tiền).
Liên hệ xe Open tour của các hãng xe như Sinhcafe, HanhCafe, TM Brother’s Café, An Phú… tại khu phố Tây Phạm Ngũ Lão.
• An Phu
Tp.HCM: 07 Đỗ Quang Đẫu, Q1. (08) 39202513 – 3912 0287
• Sinh Café
http://sinhcafevn.com
Tại Tp.HCM: 246 - 248 Đường Đề Thám, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 38367338-38376833
Hà Nội: 52 Luong Ngoc Quyen
Huế: 12 Hùng Vương - 054.3826867 - 3845022
7 Nguyễn Tri Phương - 054823309 – 848626
Hội An: 18B Hai Bà Trưng - 0510.863948
Nha Trang: 10 Biệt Thự - 058.3522982 – 3523183
54/I Nguyễn Thiện Thuật
90C Hùng Vương - 058.521981 – 524.329
Mũi Né: 144 Nguyễn Đình Chiểu - (062) 3847542
Đà Lạt: 4A Bùi Thị Xuân - 063.822663 - 836702

./ Hãng xe Mailinh
Địa chỉ: 64 - 68 Hai Bà Trưng, P.BN, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3929 2929 Email: ml@mailinh-corp.com Website: http://www.mailinh.vn/
Địa chỉ phòng vé:
Số 400A Lê Hồng Phong, Q.10
Số 293 Trần Phú, P.8, Q.5

Ngoài ra bạn cũng có thể đi một số xe chất lượng cao chạy tuyến Tp.HCM – Phan Rang khởi hành tại bến xe miền Đông

./ Xe Minh Dũng
Địa chỉ: 99 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q.2, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3511 5234; (08) 3519 0519; (08) 3744 2744 Fax: (08) 512 0257
Website: http://vexe.com.vn - http://xeminhdung.com/
* Bến xe Nha Trang: (058) 819 819
* Bến xe Cam Ranh: (058) 954 888
* Văn Phòng Ninh Hòa: (058) 632 632
Liên hệ bến xe miền Đông để tham khảo thêm các hãng xe khác chạy tuyến Tp.HCM – Phan Rang
./ Bến xe miền Đông:
292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 899 4056; (08) 898 4441; (08) 898 4442; (08) 898 4893
Website: http://www.benxemiendong.com.vn/


Các tuyến xe này sẽ dừng tại
Bến xe Phan Rang
23 Thống Nhất, Tp.Phan Rang
Điện thoại: : 068.3822926
Ngoài ra ở Phan Rang còn có
Bến xe Quốc Trung
347A Ngô Gia Tự - Tp.Phan Rang – Tháp Chàm.Tel : 068.3830200

Đi lại tại Ninh Thuận
Xe thuê
Xe máy: đọc bài cẩm nang thuê xe máy khi đi du lịch.
Xe ôtô
Dịch vụ xe Du lịch Minh Vũ Đ/c: 23 Trần Quang Diệu - Tx. PR-TC Tel: 068.833616
Dịch vụ xe Phong Phú Đ/c: 294 Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC Tel: 068.825281

Taxi
Taxi Ngọc Hoa : 068.3838383
Taxi Ninh Thuận : 068.3888111
Taxi Mai Linh : 068.3898989

Hầu hết các khách sạn ở Ninh Thuận đều nằm ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ cao. Đặc biệt, những khách sạn dưới đây luôn được du khách biết đến như là điểm dừng chân lý tưởng.

Khách sạn tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
KS Hữu Nghị - Trực thuộc Cty CPDL Ninh Thuận * *
398 Đường Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 920434.
Fax: 068.920431.

Khách sạn Thống Nhất * *
433 Đường Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 825406 - 827201- 837698.
Fax: 068.822943.

Khách sạn Ninh Thuận * *
01 Đường 21/8, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.824273; 824282.
Fax: 068.822142.

Khu du lịch Hoàn Cầu * *
Đường Yên Ninh, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.890077 - 890370
Fax: 068.890252.

Khách sạn Mai Linh * *
Đường 16/4 Mỹ Hải, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.878787 - 821888.
Fax: 068.821999.

Khách sạn Hồ Phong *
363 Ngô Gia Tự, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.920333 0913822088.
Fax: 068.837717.
Email: hophonghotel.vnn.vn

Khu du lịch Đen Giòn
Đường Yên Ninh , Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.874047; 874223.

Khách sạn Trang Hà
560 - 652 - 564 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.822606; 822488.
Fax: 068.820091.

Khách sạn Việt Thắng
363 Ngô Gia tự, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.822494; 835899.

Khách sạn Phùng Hưng
260-262 Ngô Gia tự, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.830830.

Nhà Khách Tỉnh Ủy
01 Phạm Hồng Thái, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.822434.
Fax: 068.822434.

Nhà nghỉ Phương Đông
Lô 3-4, Dãy N3, Đương 16/4, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.920044.

Nhà nghỉ Tịnh Nguyệt
432 Ngô Gia Tự, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068. 920377

Nhà nghỉ FaRa
281 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.820641.

Nhà nghỉ 119
119 Ngô Gia Tự, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.823244.

Nhà nghỉ Hưng Thịnh
54 đường 16/4, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Tel: 068.921179.

Khách sạn tại khu vực Ninh Chữ - Ninh Hải
(Cách Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 6km về phía Đông).
Khách sạn Phong Lan * *
74 Đường Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.890027- 890160- 890043.
Fax: 068.890216.

Khách sạn Tím Paradise *
58 Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873096.

Khu du lịch Thái Bình
Đường Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.874824; 875007.
Fax: 068.874824.

Khách sạn Hiếu Hằng
Đường Yên Ninh, Kiên Hải, Ninh Hải
Tel: 068.873052.

Khách sạn Hải Sơn
Nhà nghỉ Mai Ly
Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873204.

Nhà nghỉ Bình Minh
Đường Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.874226.

Nhà nghỉ Tư Hiền
44 Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873114.

Nhà nghỉ Hương Biển
Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873044.

Nhà nghỉ Hoà Hiệp
44 Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873568 873114.

Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ * * * *
Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 68.873900; 873120.
Fax: 068.873023.

Khách sạn tại Cà Ná
Khu du lịch Hòn Cò * *
QL1, Cà Nà, Phước Diêm, Ninh Phước
Tel: 068.760998- 760999. Số buồng: 20

Khách sạn Cà Ná
QL1A - Cà Ná - Phước Diêm - Ninh Phước
Tel: 068.761616; 761320.
Fax: 068.761320.
Số buồng: 22

Khách sạn Hải Sơn
QL1A - Cà Ná - Phước Diêm - Ninh Phước
Tel: 068.761322; 761318. Số buồng: 14

Khách sạn, nhà hàng Hải Ninh
QL1, Cà Ná Phước Diêm, Ninh Phước
Tel: 068.760853.

Ăn
Trừ các nhà nghỉ và khách sạn nhỏ, hầu hết các khách sạn, resort đều có nhà hàng vì vậy bạn có thể ăn tại nhà hàng của khách sạn bạn lưu trú.
Tại Phan Rang – Tháp Chàm
Nhà hàng khách sạn Hữu Nghị
398 Đường Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm

Hiệp Thành
18A Lê Hồng Phong, Phan Rang – Tháp Chàm

Các nhà hàng tại Cà Ná, Ninh Chữ
Nổi tiếng với các loại hải sản
Liên hệ với nhà hàng của các khu du lịch, các khách sạn.

Uống
Cafe Làng Văn
Đ/c: 50 Yên Ninh - Ninh Chữ Ninh Hải
Tel: 068.874375

Café - Hồ bơi Thuỷ Nguyên
Đ/c: 83 Huỳnh Thúc Kháng Tx. PR-TC
Tel: 068.839567

Cafe Việt
Đ/c: 59 Tô Hiệu Tx. PR-TC
Tel : 068.825228

Cafe Cỏ Hồng
Đ/c: 39 đường 21/8 Tx. PR-TC
Tel : 068.823433

Cafe Dư Âm
Đ/c: Đường Đoàn thị Điểm Tx. PR-TC
Tel: 068.830847

Cafe Suối Nguồn
Đ/c: 283D Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel : 068.836715

Cafe Cảnh
Đ/c: 534 Đường 21/8 Tx. PR-TC
Tel: 068.888314

Cafe Felling
Đ/c: 281 Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel: 068.836464; 0913.646090

Cafe sân vườn
Đ/c: 141 Ngô Gia Tự Tx. PR-TC
Tel: 068. 200339

Cafe Giai Điệu 2
Đ/c: 30 Nguyễn văn Cừ Tx. PR-TC
Tel : 068.828376

Kem Như Hiếu
Đ/c: 62 Ngô Gia Tư Tx. PR-TC
Tel: 068.825867

Giải trí
Karaoke Tường Vy
312 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: (068) 823099

Karaoke Giai Điệu
319 Đoàn Thị Điểm - Tx. PR-TC
Tel: (068) 835065

Karaoke Mỹ Linh
80A Lê Lợi - Tx. PR-TC
Tel: (068) 822437

Karaoke Huy Hoàng
263/5 Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC
Tel: (068) 836168

Karaoke Phú Mỹ
509A đường 21/8 - Tx. TC
Tel: (068) 88955

Karaoke Trúc Linh
Đường Minh Mạng -Tx.TC
Tel: (068) 888421

Mua sắm
Nho Ninh Phú
21/9 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: 068. 837536

Vang nho Viết Nghi
88 Hải Thượng Lãn Ông - Tx. PR-TC
Tel: 068.834996

Nước mắm nhĩ cá cơm Phúc Lai
Cảng Cà Ná, Phước Diêm, Ninh Phước, Ninh Thuận
068. 706771 – 0989050620
Email: lythaicana@yahoo.com

Vựa nho Oanh
73 Thống Nhất - Tx. PR-TC
Tel: 068.824993

Điểm bán mực khô, mắm Nhiên Lễ
319A Ngô Gia Tự - Tx. PR-TC
Tel: 068.822033

Nhà mắm Cao Xuân Hoàng
Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873345

Vựa dưa hấu Tư Thọ
81 Trường Chinh - Tx. PR-TC
Tel: 068.825722

Đại lý hành tỏi Hiền
11 Trường Chinh - Tx. PR-TC
Tel: 068.822139

Đại lý nước mắm Tiến
26 Lý Thường Kiệt - Tx. PR-TC
Tel: 068.82223

Công ty Du lịch
Công ty du lịch Ninh Thuận
626 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Điện thoại: (068). 822 719

Bưu điện
217 A Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Điện thoại: (068). 3824 430

Bệnh viện
Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
03 đường 21/8, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Điện thoại : 068.3830252

Trung tâm y tế huyện Ninh Hải
Ninh Chữ, Khánh Hải Ninh Hải
Điện thoại : 068.3873176


ATM & Ngân hàng
Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV
138 đường 21/8, Phước Mỹ, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm (Trụ sở CN Ninh Thuận).
59 đường 16/4, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm (Kho Bạc Nhà Nước).
498 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm (CN Phan Rang).
217 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm

Ngân hàng Công Thương Incombank
468 đường Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
26 đường 16/4, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
04 Minh Mạng, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm (PGD khu vực Tháp Chàm).

Ngân hàng VBARD
540-544 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
01 Đường 16/4, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
12 Minh Mạng, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm

Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn
540-544 Thống Nhất, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm
Điện thoại: (068). 3830075


Nguyễn Tùng Lâm

Read more...

Làng Gốm Bầu Trúc

Dulichbui's Blog - Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Thuận - sẽ bị lãng quên nếu như có một công ty gốm công nghiệp hiện đại được xây dựng ở đó.
Từ lâu, Ninh Thuận đã nổi tiếng với những ngôi đền cổ, nền nghệ thuật điêu khắc độc đáo, các lễ hội văn hoá, các làn điệu dân ca và các điệu múa độc đáo. Nhân dân của tỉnh chắc chắn sẽ tự hào về làng gốm Bầu Trúc ( một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á ) và cả một bảo tàng mang đặc tính gốm truyền thống của dân tộc thiểu số Chămpa.

Chỉ người phụ nữ mới có quyền tạo hình cho các sản phẩm như lu, bình...

Thôn Bầu Trúc cách thị xã Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Họ kể rằng chính Pô klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa. Hàng năm, nhân dân địa phương thường tổ chức các ngày cúng lễ để tưởng nhớ vị tổ sư này.
Khi dạo quanh làng, du khách sẽ ấn tượng khi nhìn thấy các nghệ nhân cùng những sản phẩm của họ cạnh những đống đất sét, ấm, bình, nồi và chậu. Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là sự tương phản giữa chuẩn sống của người dân địa phương và các công cụ mà họ sử dụng để làm gốm. Người dân đã có xe máy sống trong những ngôi nhà mái ngói với tiện nghi hiện đại như radio, điện thoại. Tuy thế, nhưng họ không thay đổi vẫn giữ nguyên vẹn các công cụ mà đã từng được sử dụng để làm gốm từ thời Pô Klong Chan.
Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá. Thật đáng ngạc nhiên trong khi người Kinh đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ. Để tạo ra một sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái đe ( không phải vòng xoay ) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi; sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những tác phẩm mà họ muốn. Bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành.

Một cảnh nung gốm

Vật liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm gốm thật sự ở Bầu Trúc là một loại đất sét đặc biệt. Loại đất sét này được lấy từ bờ sông Quao, khi nung rất dẻo và bền. Kỹ năng trộn cát với đất sét cũng rất khác biệt. Lượng cát được trộn vào vật liệu còn phụ thuộc vào công dụng và kích thước của từng loại gốm. Vì thế nên gốm Bầu Trúc hoàn toàn khác so với những nơi khác. Chẳng hạn, lu đựng nước được làm ở Bầu Trúc luôn được người dân ở những vùng khô và nắng ưa chuộng bởi vì nhiệt độ của nước trong lu luôn luôn thấp hơn so với bên ngoài nên nước bao giờ cũng mát hơn. Theo kiểu dáng và chức năng sử dụng có thể chia gốm Bầu Trúc thành 4 loại:
Loại nồi lớn: loại này có kích thước lớn dùng để nấu ăn cho nhiều người, đáy tròn, miệng hẹp khum thấp, thân tròn và phình rộng.
Loại nồi niêu nhỏ, trã: dùng nấu nướng hàng ngày, miệng rộng loe hoặc hơi loe, cổ ngắn, thân hơi phình rộng ở giữa và đáy tròn.
Loại lu, thạp, khương: thường là các đồ đựng có kích thước lớn, đáy hơi tròn, miệng đứng hoặc khum, cổ đứng vai xuôi và thân tròn.
Loại nồi thấp (chõ), ấm nấu nước, lò (than,củi): loại này có quai, chân đế, miệng khum rộng đáy hơi bằng.


Dulichbui's Blog
Read more...

Làng Dệt Mỹ Nghiệp

Dulichbui's Blog - Làng Mỹ Nghiệp Nằm cách thị xã Phan Rang khoảng 10 km về hướng Nam, thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống khá đặc sắc. Đa số người dân ở đây là dân tộc chăm.

Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp.Ngày xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản phẩm mà chủ yếu dùng làm trang phục cho người quá cố. Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak.... Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới.
Nghề dệt đã tạo cho người dân làng Mỹ Nghiệp có việc làm và mức thu nhập tương đối ổn định. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên Nghề dệt làng Mỹ Nghiệp ngày càng phát triển mạnh, hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đứng trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường ngày nay, hầu hết các sản phẩm đều có những yêu cầu thay đổi mẫu mã để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, Nhưng người dân tộc Chăm ở đây vẫn quyết tâm duy trì bảo vệ những nét hoa văn truyền thống của cha ông trên mặt dệt thổ cẩm của mình.
Ngày xưa, Người dân tộc chăm phải tự trồng bông vải rồi se thành những sợi chỉ nhỏ để làm nguyên liệu, và dùng các loại cây để chế biến phẩm nhuộm. Ngày này, các công đoạn trên không còn nữa, người dệt đã mua chỉ sợi và phẩm màu công nghiệp từ thành phố để làm nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm.
Các công đoạn hình thành sản phẩm:
- Đưa sợi vào sa quay để quay vào từng ống nhỏ theo từng màu.
- Đưa vào khung móc để pha màu chỉ
Sau đó mới ráp vào khung để chuẩn bị dệt
Có hai loại khung: Khung ngắn và khung dài
+ Khung ngắn: Các nghệ nhân dùng 7 cây go bằng tre để tạo hình hoa văn.
Khung ngắn chỉ tạo ra những sản phẩm bề ngang 0,9m và dài 3,4m. Những sản phẩm này người nghệ nhân hoàn thành trong ba ngày.
+ Khung dài: Dùng 7 hòn go làm bằng đá San hô(10X6cm) được buộc bởi các sợi dây để tạo hoa văn.
Khung dài cho ra những sản phẩm bề ngang từ 2cm đến 30 cm, bề dài từ 100 đến 120 m, bình quân mỗi ngày người nghệ nhân dệt khoảng 5 đến 6m. Hoàn thành sản phẩm từ 25 đến 30 ngày.
Các hình hoa văn thường có dạng:
Bông hình thoi
Bông chân chó.
Bông mai
Bông gùrék.
Từ thời xa xưa tấm vải Xàrong (Tukman) được dùng làm trang phục cho các vị vua và hoàng hậu. Do đó đến ngày nay người dân tộc chăm coi đó là loại vải may trang phục linh thiêng nhất. Nên người dân tộc chăm không mặc nó như một trang phục thường ngày và không phải ai cũng mặc được.Ngày nay trang phục này được dựng trong cái chiết làm bằng tre, đến các ngày hội lớn bà bóng (đại diện cho mỗi dòng tộc) mới mặc trang phục này để tế lễ.
Hiện nay làng dệt Mỹ Nghiệp chỉ còn một nghệ nhân 67 tuổi dệt được, bởi vì loại vải này rất khó dệt và không giống như các mặc hàng thổ cẩm khác nó rất mềm mại với các hình hoa văn rất đặc trưng mà không ai có thể làm được một cách dễ dàng. Điều đặc biệt là tấm vải này chỉ được dệt bởi những người phụ nữ đã mãn kinh nguyệt. Những hộ gia đình nào dệt ra tấm vải này thì hàng năm phải tế lễ một con dê hoặc là một cặp gà trắng, nếu lễ vật là một con dê thì cúng ở nhà, còn lễ vật là cặp gà trắng thì cúng ở tháp Poklong Garai hoặc tháp Pôrômê.
Không biết bởi tính hiếu kỳ hay hình hoa văn trên tấm vải Xàrong mà người nước ngoài rất ưa chuộng họ đã đặt mua rất nhiều. Chính vì vậy nó trở thành mặt hàng có giá trị nhất trong các loại sản phẩm của làng dệt Mỹ Nghiệp.
Dulichbui's Blog (Theo Bưu điện Ninh Thuận)
Read more...

Cơm gà Phan Rang

Dulichbui's Blog - Quả thật khi lần đầu tiên gọi đĩa cơm gà tại quán cơm Hải Nam trên đường Lê Hồng Phong, Phan Rang, tôi bổng giật mình khi bà chủ đưa ra đĩa gà luộc có 7 miếng, mà miếng nào miếng nấy to ơi là to.
Có anh bạn kể là khi anh ghé ăn cơm gà Phan Rang, tưởng đĩa gà luộc đem ra cho mình là "phải" ăn hết, tiếc tiền anh cứ cắn mổi miếng gà một miếng- nào ngờ thời giá lúc đó là 7000 đồng/miếng, anh phải trả tiền đĩa gà là 49.000 đồng.
Còn tôi, nhìn thấy đĩa gà luộc ngon thì ngon thật, nhưng chắc chắn mình thiếu khả năng ăn hết, bèn hỏi bà chủ: "Chị ơi, cho đĩa gà nhỏ thôi." Bà chủ trả lời rất tỉnh: "Ăn nhiêu tính nhiêu".
Ngẫm nghĩ tiếng Việt mình đâu thiếu từ để hiểu biết, nhưng cách nói của bà chủ cực kỳ dân dã có nghĩa là: "Ăn bao nhiêu tính bao nhiêu." Diễn giải ra có nghĩa là đĩa thịt gà có 7 miếng,trong đó có đủ cơ cấu đùi, cánh, ức, bụng... khách thích ăn miếng nào thì cứ lấy miếng đó, miếng ăn mới tính tiền.
Có lẽ chỉ có ở Phan Rang mới có cách ăn cơm gà ăn nhiêu tính nhiêu như thế, vì khắp mọi miền đất nước đều có cách bán cơm gà khác nhau.
Ở Nha Trang chẳng hạn, cơm gà là ¼ con gà đã được chiên để trong đĩa cơm, ở Đắc Lắc thì là gà luộc, nhiều nơi khác gà được xé ra từng sợi để trên đĩa cơm. Nhưng chính vì sự độc đáo của cách ăn như thế mà cơm gà Phan Rang đã thành "đặc sản" của vùng đất này.
Cũng có nhiều người nói ăn cơm gà kiểu này kém vệ sinh quá, và người ăn sau đâu còn miếng ngon để lựa, nhưng ẩm thực mỗi nơi mỗi tính cách, muốn ăn cái ngon phải "nhập gia tùy tục", còn kỵ càng hơn để bảo đảm vệ sinh, bạn có thể chỉ định con gà và yêu cầu bà chủ chặt cho mình mấy miếng.
Hiện tại Phan Rang đã có nhiều nơi mở tiệm bán cơm gà, bởi khách rong ruổi Bắc Nam dừng lại nơi này giữa trưa hoặc chiều tối ai cũng đều muốn ăn một đĩa cơm gà.
Theo tìm hiểu thì cơm gà Phan Rang có nguồn gốc tận đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cách đây 50 năm, quán cơm gà Hải Nam bắt đầu có mặt tại Phan Rang với phong cách bán ăn nhiêu tính nhiêu lưu truyền đến nay, sau đó là quán Đức nằm trên đường Nguyễn Thái Học. Giá một đĩa cơm hiện tại là năm ngàn, một miếng gà là 15.000 đồng.
Vào quán, ấn tượng đầu tiên là những con gà luộc vàng trưng trong tủ kính, cơm còn nóng bốc khói trong nồi.
Cách ăn cơm gà ở đây tưong đối phức tạp hơn nơi khác. Bởi ra ăn là dưa leo và rau răm. Nước chấm thì tùy theo sở thích của khách để dùng bày luôn trên bàn.
Loại nước chấm thứ nhất đơn giản chính là muối tiêu, bạn có thể nặn thêm chanh vào mà dùng. Loại nước chấm thứ hai có màu đỏ là ớt đỏ giã nhuyễn với đường, tỏi pha đặc lại. Loại thứ ba thuộc loại nước chấm độc đáo có màu trắng đục hơi xanh, đó chính là hèm rượu với ớt xanh cũng giã nhuyễn pha nước mắm và đường.
Miếng thịt gà thơm ngon bởi loài gà dùng để chế biến có tên là gà chạy bộ. Đất trời Phan Rang bốn mùa nắng gắt, loài gà thả vườn thịt gà dai, thơm, không bở như gà công nghiệp.
Con gà để dùng nấu cơm là gà mái chỉ vừa đẻ một lứa. Khi đi mua gà, chủ nhân chỉ liếc nhìn qua là biết con gà thịt ngon hay dở.
Cái hay ở chổ là khi cắt đôi con gà luộc ra, chỉ chặt từng nhát một mà bà chủ đã "cân đong đo đếm" cho mỗi miếng thịt gà đều có giá trị ngang nhau.
Cái khó cho quán là nhiều khi đến cuối buổi, khách chỉ lựa mổi một phần trên thân con gà để ăn. Cách giải quyết cho những miếng thịt gà không bán được là làm gỏi gà hoặc nấu cháo gà.
Đĩa cơm gà tại đây không pha màu, chẳng thêm bát cứ một lọai gia vị nào để khách tận huởng cái ngon của hạt cơm, đĩa cơm chỉ vừa đủ một chén để khách còn ăn... thịt gà.
Theo chủ quán thì nước luộc gà không tham nhiều nước vì sẽ làm cho cơm mất ngon. Sau đó thêm vào tí gừng, tỏi và muối. Gạo để nấu cơm là loại gạo dẻo, nhưng không nở bung hạt và phải nấu bằng than chứ không nấu bằng nồi cơm điện thì cơm mới ngon.
Lúc đầu, dừng chân ở Phan Rang, ăn cơm gà ăn nhiêu tính nhiêu ngại vì sợ miếng thịt gà dọn lên cho mình chắc đã bị thực khách trước đó chê bỏ ra.
Nhưng ăn uống phải quen phong tục vùng miền, và ăn cơm gà Phan Rang một lần, trên nẻo đường rong ruổi ghé qua thế nào cũng dừng lại, để ăn nhiêu tính nhiêu.


Bài viết của tác giả Khuê Việt Trường


Dulichbui's Blog (Theo BBC)
Read more...

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org