Làng tre Phú An (Bến Cát, Bình Dương)

Dulichbui's Blog - Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 35km, làng tre Phú An (Xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương) là khu bảo tồn tre đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam cũng như Đông Nam Á.
Cổng vào làng tre Phú An
Bắt đầu được hình thành từ năm 1999 trên ý tưởng khoa học của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM với sự hợp tác giữa 4 đơn vị: vùng Rhône Alpes (Pháp), UBND tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Làng tre Phú An (bao gồm: Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An) là nơi tập trung khoảng 1.500 bụi tre với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam, trong đó có nhiều giống quý hiếm như Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…
Có thể chia làng tre Phú An thành 2 khu vực: khu vực bảo tàng tre (ngoài trời) và khu vực nghiên cứu (khu vực trong nhà).
  • Bảo tàng tre: Là khu vực trồng 200 mẫu tre sống, thu thập từ nhiều vùng khác nhau từ Bắc đến Nam...Du khách đến đây có thể thấy được sự đa dạng và phong phú của các giống tre, tìm hiểu cách thức trồng tre, xem (và mua) các sản phẩm được làm từ tre.


  • Khu vực nghiên cứu: Là khu vực dành cho sinh viên và các nhà nghiên cứu tìm hiểu về tre, cách thức nuôi trồng, gây giống tre. Du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm thú vị làm từ tre, được tìm hiểu về cây tre (thông qua hình ảnh và phim tài liệu),...

Khu vực nghiên cứu
Kiến trúc được làm từ tre
Cột mốc:
- Trước năm 2003, Tiến sĩ viết dự án “Xoá đói giảm nghèo trên cơ sở bảo tồn tài nguyên thiên nhiên” với mục đích chính nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của cây tre Việt, cùng nhiều loài cây bị đe doạ tiệt chủng khác ở Đông Nam bộ.
- Năm 2003, dự án "Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An" được hình thành (Hội đồng vùng Rhônes Alpes tài trợ cho dự án 596.000 euro (khoảng 13 tỷ đồng) trong vòng 6 năm (2003-2008)).
- Tháng 4 năm 2008, làng tre bắt đầu mở cửa phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu về tre.
- Ngày 21 tháng 9 năm 2010, Khu Bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn thực vật (Làng tre Phú An) đã được UNDP trao giải thưởng Xích đạo (Prix Equateur) về đa dạng sinh học. Giải thưởng Xích đạo là giải thưởng dành cho những sáng kiến trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để đạt được mục tiêu giảm nghèo, phát triển cộng đồng, bình đẳng giới, đặc biệt là quan tâm phát triển phụ nữ, bảo vệ môi trường, phục vụ việc phát triển bền vững.


Địa chỉ làng tre Phú An:
Số 124, đường 774, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650-3 58 07 17

Website: ecobambou-phuan.org

Hướng dẫn đường đi làng tre Phú An từ Tp.Hồ Chí Minh:
Theo QL13 đến Thủ Dầu Một, tiếp tục di chuyển theo QL13 (hướng đi KDL Đại Nam, đi Bến Cát), đến ngã tư Sở Sao quẹo trái (đường này dẫ vào cổng sau của KDL Đại Nam), gặp ngã tư đầu tiên (người dân địa phương gọi là ngã tư Cây Me), quẹo phải. Chạy thêm khoảng 6km sẽ đến làng tre Phú An (bên tay phải).
Bản đồ hướng dẫn đường đi Làng Tre Phú An - Tùng Lâm vẽ
Chú ý:
Làng tre là địa chỉ thích hợp cho những ai thích thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu về các loại tre.
Do tính đặc thù của rừng tre, trong khu vực bảo tàng tre (khu vực ngoài trời) xuất hiện các loại côn trùng như muỗi, kiến,...
Ăn uống: Nếu muốn ăn tại làng tre du khách cần phải đặt trước.

Một số hình ảnh:



Read more...

Chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một -Bình Dương)

Dulichbui's Blog - Chùa tọa lạc ở đường Chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km về phía Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.


Chùa được Thiền sư Đại Ngạn (dòng Lâm Tế) khai sơn năm 1741, đời Lê Hiển Tông, ở trên một ngọn đồi cao. Năm 1868, đời Tự Đức, do chùa bị hư hỏng nặng, Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi. Chùa tọa lạc ở đấy cho đến nay.
Chùa đã được tôn tạo nhiều lần, nhưng vẫn giữ nét kiến trúc cổ. Giảng đường và đông lang được sửa chữa năm 1917, tây lang được xây lại năm 1984. Gần đây nhất, từ năm 1990 đến năm 1992, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa.
Năm 2002, chùa đã tôn trí một Phật đài Thích Ca lộ thiên bằng đá cao 5,1m, trong đó, tượng đức Phật cao 2,5m, ngang gối 1,8m. Năm 2007, chùa đã hoàn thành công trình xây dựng ngôi bảo tháp thờ Phật 8 tầng cao 30m ở sân trước.

Cụm kiến trúc chùa Hội Khánh được bố trí mặt bằng với nhiều căng nhà lớn nhỏ khác nhau theo kiểu nội định - ngoại quốc gồm: chính điện có 2 căn mỗi căn có 3 gian 2 chái. Tiền đường là căn nhà ngoài, lòng căn hẹp, hai bên đặt tượng thờ Ông Thiện, Ông Ác...

Ngày 29 tháng 3 năm 2010, bức tượng phật nằm dài nhất Việt Nam (dài 52m, cao cách mặt đất 24m) đã được khánh thành tại chùa Hội Khánh - Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam của tỉnh Bình Dương. Kỷ lục cũ thuộc về tượng phật nằm ở núi Tà Kú (Bình Thuận) với chiều dài 49m.

Căn nhà gỗ thứ hai lớn hơn. Gian giữa nửa ngoài là Thiên Hương - nơi dùng để đốt hương, gõ mõ tụng kinh của các sư khi làm lễ; còn nửa phía trong là Thượng Điện. Ở đây có nhiều tượng Phật được đặt trên tòa Tam Bảo. Tượng lớn nhất là Phật Tổ ở chính giữa điện, gian bên trái của chính điện thờ 18 vị La Hán, còn bên phải thờ 8 vị Phật “Ngũ hiền”.
Đằng sau chính điện là căn nhà gỗ lớn 5 gian 2 chái được nối bằng mái “Thữa Hữu” (Trùng thiềm điệp ốc). Nhà này vừa là giảng đường vừa là nơi để các thiện nam tín nữ tụ tập dâng hương thờ Phật. Bàn thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và bài vị của các vị sư chủ trì chùa đã quá cố được đặt tại các vị trí trang trọng trong căn nhà.
Năm 1923 - 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chủ tịch) đã đến đây. Cùng với hòa thượng Từ Văn, cụ Nguyễn Sinh Sắc và nhà yêu nước Tú Cúc Phan Đình Vũ lập ra Hội danh dự yêu nước để truyền bá tư tưởng yêu nước. Ở đây cụ Sắc dạy chữ Hán, giảng kinh Phật... nhưng chủ yếu là để truyền bá tư tưởng yêu nước. Năm 1926, Pháp phát hiện hoạt động yêu nước ở chùa Hội Khánh và theo dõi, cụ Sắc rời khỏi Thủ Dầu Một. Hiện nay, ở chùa còn lưu lại đôi câu đối do cụ Sắc viết. Nội dung hai câu đối như sau: Đại đạo quảng khai, thố giác khêu đàm để nguyệt/ Thiền môn giáo dưỡng, quy mao, thằn thụ đầu phong. Nghĩa là: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ, như mò trăng đáy nước; Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa, như cột gió đầu cây. Ngoài ra cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn để lại cuốn sổ coi địa lý và cái la bàn, hiện được lưu bày ở Bảo tàng tỉnh Bình Dương.

Ngoài trung tâm nói trên chùa còn được dựng hành lang 2 bên (đông lang, tây lang) để làm nơi tạm trú cho khách thập phương đến vãn cảnh chùa hay làm nơi chuẩn bị cỗ chay cho những ngày lễ hội. Chùa còn 1 dãy nhà tăng (nhà tổ) là nơi sinh hoạt của các nhà sư trụ trì.
Nghệ thuật kiến trúc cũng như điêu khắc trang trí ở chùa Hội Khánh mang đậm dấu ấn của kiến trúc nhà gỗ cổ ở miền Đông Nam Bộ. Những nghệ nhân xây dựng chùa đã tạo được kỹ thuật đẽo trến, kèo, xiên và tạo ra các kiểu mộng khóa, mộng thắt, mộng kìm để các kết cấu dễ tháo lắp tạo dáng khỏe, vững chắc.

Những nghệ nhân xây dựng chùa cũng đã khéo léo trang trí chùa đơn giản song tinh xảo làm cho các phiến gỗ nặng nề bỗng trở nên nhẹ nhàng, bay bổng có giá trị nghệ thuật cao. Bức chạm nào cũng vậy, đều được bố trí các hình khối cân đối, đầy đặn. Bố cục của các phân đoạn chạm trổ trên các bức lam, diềm mạch lạc. Chủ đề chính về tôn giáo nhà Phật nổi bật trong bố cục tổng thể. Những họa tiết hoa văn như long, lân, qui, phụng hoặc những mây, nước, hoa, lá... làm cho những người chiêm ngưỡng một cảm giác khôn cùng, rất đa dạng mang đậm đặc trưng của phong cách điêu khắc Nam Bộ. Ngoài giá trị kiến trúc, điêu khắc, những nghệ nhân tạc tượng gỗ của chùa cũng để lại những dấu ấn đặc sắc. Bằng những bàn tay khéo léo, với những đôi mắt tinh tế của những nghệ nhân, tượng 18 vị La Hán của chùa là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo. Những nghệ nhân tạc tượng 18 vị La Hán ở chùa Hội Khánh đã không bị những công thức giáo điều của nghệ thuật tôn giáo ràng buộc khi khắc họa hình ảnh của các vị thần linh, ngoài việc thể hiện những hình ảnh của họ trong kinh sách đã nói mà đã tạo ra những hình tượng theo cảm xúc của mình mang đậm tâm linh thuần Việt. Đây có lẽ cũng là những pho tượng La Hán quí, đẹp nhất còn lại nguyên vẹn ở chùa Hội Khánh.
Hơn 250 năm nay, chùa được tiếp nối qua các đời trụ trì: Đại Ngạn - Từ Tấn, đời 37 dòng Liễu Quán (1741-1812), Minh Huệ - Chân Kính (1812-1839), Toàn Tánh - Chánh Đắc, đời 37 dòng Chúc Thánh (1839-1869), Chương Đắc - Trí Tập (1869-1884), Ấn Long - Thiện Quới (1884-1906), Chơn Thinh - Từ Văn (1906-1931), Ấn Bửu - Thiện Quới (1931-1941), Thị Huê - Thiện Hương (1941-1971), Đồng Bửu - Quảng Viên (1971-1988) và Nhựt Minh - Huệ Thông, đời 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ (từ 1988 đến nay).
Hòa thượng Thích Từ Văn, vị trụ trì đời thứ 6, đã được phong Tăng thống Hội Phật giáo Nam Kỳ. Ngài đã xây dựng ngôi chùa Hội Khánh tại Pháp năm 1920. Hiện nay, trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Huệ Thông, Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Bài: tổng hợp từ báo Giác Ngộ
Ảnh: Võ Văn Tường
Read more...

Du lịch cuối tuần: KDL Đại Nam

Khoảng cách (Từ Tp.HCM): 35km
Giới thiệu

Đại Nam Thế Giới Du Lịch(ĐNTGDL) toạ lạc tại địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một, đi trên Đại lộ Bình Dương cách UBND Thị xã 7km về hướng huyện Bến Cát, là một địa điểm du lịch hoàn toàn mới lạ, hứa hẹn nhiều điều thú vị và hấp dẫn bậc nhất hiện nay, được sự đầu tư quy mô của Công ty Cổ Phần Đại Nam(tên cũ Công ty Cổ Phần PT KCN Sóng Thần ).
Đây là một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng những tinh hoa của hàng ngàn năm văn hiến cũng như những mốc son rạng ngời trong lịch sử Việt Nam. Sự sáng tạo của ĐNTGDL được đánh giá là thiên đường của những thiết kế hiện đại và độc đáo mang tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó là sức hấp dẫn, phong phú qua các hạng mục công trình, sự tái hiện sinh động của các kỳ quan trong nước và quốc tế, hệ thống trò chơi ngoạn mục, tân tiến song song với chất lượng tối ưu, hoàn hảo mà du khách chỉ có thể đạt được khi đến với ĐNTGDL.
Ban Giám Đốc cùng toàn thể đội ngũ quản lý và nhân viên của Đại Nam Thế Giới Du Lịch với cung cách phục vụ tốt nhất sẽ mang đến cho quý khách sự tiện nghi, thoải mái và an toàn khi sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đồng thời mở rộng thêm những kiến thức về văn hoá, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến.
Đi và về:
+ Phương tiện tự túc:
Bạn có thể đi bằng xe gắn máy, xe ôtô, Taxi... (trên đường đi có thể ghé thăm Bảo tàng Bình Dương, gốm sứ Minh Long 2 --> đây là chương trình mà nhiều công ty du lịch thiết kế trong tour).
+ Xe bus:
Từ Tp.HCM về KDL Đại Nam có 3 tuyến xe bus:
. Tuyến xe buýt Bến Thành-Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
+ Lượt đi: Bến Thành-Hàm Nghi-Tôn Đức Thắng-Đinh Tiên Hoàng-Nguyễn Thị Minh khai-Xô Viết Nghệ Tĩnh-Quốc lộ 13-Đại lộ Bình Dương - Đại Nam Văn Hiến.
+ Lượt về: Khu du lịch Đại Nam-Đại lộ Đại Nam-Quốc lộ 13-Đinh Bộ Lĩnh-Bạch Đằng-Xô Viết Nghệ Tĩnh-Nguyễn Thị Minh Khai-Đinh Tiên Hoàng-Tôn Đức Thắng-Hàm Nghi-Bến Thành.
. Tuyến xe buýt Bến xe Chợ Lớn-Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến
+ Lượt đi: Ga Chợ Lớn B ( Bến đi cũ)-Lê Quang Sung-Nguyễn Thị Nhỏ-Hồng Bàng-Lý Thường Kiệt-Hoàng Văn Thụ-Nguyễn Kiệm-Nguyễn Thái Sơn-Phạm Ngũ Lão-Nguyễn Oanh-Hà Huy Giáp-Quốc lộ 1A-Quốc lộ 13-Đại lộ Bình Dương - Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến.
+ Lượt về: Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến - Đại lộ Bình Dương-Quốc lộ 13- Quốc lộ 1A-Đường vòng chân cầu vượt Ngã 4 Ga- Hà Huy Giáp- Nguyễn Oanh- Nguyễn Kiệm- Hoàng Văn Thụ-Phan Đình Giót-Phan Thúc Duyện-Trần Quốc Hoàn-Hoàng Văn Thụ-Xuân Diệu-Xuân Hồng-Trường Chinh-Lý Thường Kiệt-Hồng Bàng-Xóm Vòi-Ga Chợ Lớn B.
. Tuyến xe buýt Bến Xe Miền Tây – Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
+ Lượt đi: Bến Xe Miền Tây – Hùng Vương – Bà Hom – Tỉnh Lộ 10 – Võ Văn Vân – Phan Văn Đối – Nguyễn Ảnh Thủ - Quốc Lộ 22 – Quốc Lộ 1A – Đại Lộ Bình Dương – Khu Du Lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
+ Lượt về: Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến - Đại Lộ Bình Dương - Quốc lộ 1A – Quốc Lộ 22 – Nguyễn Ảnh Thủ - Phan Văn Đối – Võ Văn Vân – Tỉnh Lộ 10 – Bà Hom – Hùng Vương – Bến Xe Miền Tây

Đi lại trong KDL Đại Nam:
Hệ thống xe lửa, xe buýt 2 tầng miễn phí sẽ đưa du khách tham quan toàn cảnh Đại Nam Văn Hiến với nhiều trạm dừng và thời gian hoạt động liên tục. Ngoài ra còn có phương tiện di chuyển xe điện với nhiều kích cỡ từ 4 -12 chỗ ngồi sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại cho gia đình, nhóm bạn trẻ. Với kích thước nhỏ gọn, linh hoạt, du khách có thể tự do đi bất cứ đâu mà không sợ bị phụ thuộc vào tuyến hoạt động như xe lửa.
+ Với xe lửa bạn có thể mua vé theo chuyến để đi:
15.000đồng/người/chuyến với trẻ em và 20.000đồng/người/chuyến:
Nhân viên Đại Nam chở khách và thuyết minh. Xe chạy theo tuyến đường đã quy định. Trường hợp không đầy khách 10 phút xuất bến/chuyến.
+ Nếu không bạn có thể thuê luôn chiếc xe điện:
80.000đồng/xe/tiếng (xe 4 chổ) và 140.000đồng/xe/tiếng(xe 6 chổ):
Nhân viên Đại Nam chở khách và thuyết minh. Thuê tối thiểu 02 giờ/lần, số giờ phát sinh tính block 10 phút. Số khách tối đa bằng số chỗ ngồi + 1.
Thủ tục thuê và trả xe đơn giản, ngoài ra du khách sẽ được 1 hướng dẫn viên phục vụ công tác thuyết minh các hạng mục công trình trong Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Bản đồ:
Bản đồ KDL Đại Nam tải tại đây
Giá vé:
+ Đối tượng miễn vé vào cổng
- Trẻ em cao dưới 1m0.
- Các Tu sĩ Phật giáo, tu sĩ Công giáo, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Người khuyết tật đi xe lăn.
Vé vào cổng
. Giá vé áp dụng tháng giêng âm lịch năm 2009, thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, Tết trong năm
Người lớn: 40.000đ
Trẻ em (Cao >1m = <1.4m):>
Giá vé áp dụng các ngày khác trong năm
Người lớn: 30,000 đồng/vé
Trẻ em (Cao >1m = <1.4m): align="justify">
Nếu bạn đi theo nhóm (từ 30 trở lên) thì hãy liên hệ với phòng kinh doanh của KDL để được hưởng các khoản ưu đãi.
Vui lòng liên lạc theo số điện thoại : 0650. 3845 878 để được hướng dẫn thêm.
Liên hệ trực tiếp: 0908.333456 - Anh Hải
GHI CHÚ:
Chính sách giá dành cho học sinh, sinh viên: giảm 20% vé vào cổng tham quan Khu Du Lịch, Vườn Bách Thú. Trường hợp đi vào ngày thường từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần (Trừ ngày lễ, tết) giảm thêm 5 %.
Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký vé qua mạng tại địa chỉ http://laccanhdainamvanhien.vn/
Vé các điểm tham quan bạn cũng có thể tham khảo tại http://laccanhdainamvanhien.vn/
Giờ mở của
- Cổng: 8h-16h đóng lúc 18h (từ T2-T6) và 7h30' - 16h30' đóng cửa lúc 19h (T7 và CN)
- Kim điện: 8h-17h (từ T2-T6); 7h30' - 17h30' (T7 và CN)
- Khu vui chơi: 09h - 17h (từ T2-T6); 09h - 18h (T7 và CN)
- Nhà hàng: 24/24h
- Siêu thị: 08h30' - 20h (từ T2-T6); 08h30' - 21h (T7 và CN)
- Vườn bách thú: 09h - 17h (đóng cửa lúc 18h) (từ T2-T6); 08h30' - 18h (T7 và CN)
Giữ xe (khách tham quan): 07h – 22h (từ T2-T6); 07h – 22h (T7 và CN)
Giữ xe (khách lưu trú): 24/24h
Đền Đại Nam Văn Hiến sẽ mở cửa tất cả các ngày trong tháng và từ 08h đến 17h mỗi ngày, thứ bảy và chủ nhật mở cửa từ 7h30' và đến 17h30'.
Nhà hàng:
Hầu hết tại các điểm tham quan đều có các nhà hàng lớn nhỏ khác nhau phục vụ du khách.
+ Nhà hàng lương sơn quán
+ Nhà hàng My my
+ Các nhà hàng trên tuyến tham quan
+...
Khách sạn:

Khách sạn Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến thuộc Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, nằm trong quần thể khu du lịch là sự kết hợp những nét đặc trưng của kiến trúc Cổ Loa thành và cung đình Huế, tạo cho khách cảm giác đang trở về với quá khứ của cha ông nước Việt thuở ban đầu dựng nước và giữ nước.Khách sạn Đại Nam Văn Hiến cung cấp đầy đủ những tiện ích của một khách sạn đạt chuẩn quốc tế với giai đoạn 1 đang hoạt động 200 phòng từ 25m2 đến 50m2 trải dài dọc theo trường thành cổ kính, các phòng được trang bị tiện nghi hiện đại, trang hoàng hợp lý, ấn tượng tạo không khí ấm cúng, thoải mái cho Quý khách.Bên cạnh đó là chính sách giá cả linh hoạt kết hợp cùng các dịch vụ bổ sung đa dạng hoàn hảo và đặc biệt là đội ngũ nh ân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo, đảm bảo sẽ thỏa mãn hầu hết tất cả các nhu cầu đa dạng của Quý khách hàng.
Phòng Superior (300.000đ): Diện tích 25m2, với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ sẽ mang lại cho quý khách một khoảnh khắc thoải mãi, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Phòng Deluxe (400.000đ): Diện tích 50 m2, với trang thiết bị đầy đủ tiện nghi và dịch vụ, quý khách sẽ có được khoảnh khắc thoải mái, tuyệt vời.
Phòng Family (700.00đ): Diện tích 50m2, được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Quý khách có thể tiếp bạn bè, người thân hoặc đối tác ngay trong phòng mình.
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ:
KHÁCH SẠN ĐẠI NAM VĂN HIẾN
Địa chỉ: Khu phố 1, phường Hiệp An, Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Điện thoại: (0650) 3845678 Fax: (0650) 3891014
Liên hệ
Địa chỉ:Phường Hiệp An, Tx Thủ Dầu Một
Bình DươngViệt Nam
ĐT: (0650) 3 845 845 ; (0650) 3 845 878
Fax: (0650) 3 512 391 ; (0650) 3 845 804
Chú ý:
Hiện nay một số hạng mục tại KDL Đại Nam vẫn đang còn thi công chưa đi vào hoạt động so với bản đồ của KDL Đại Nam.
Dulichbui's Blog
Read more...

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org