Sài Gòn những ngày trước Tết Tân Mão 2011

Dulichbui's Blog - Hôm nay là ngày 27 tháng 1 năm 2011 tức là ngày 24 tháng chạp năm Canh Dần 2010 theo Âm lịch, như vậy là chỉ còn 6 ngày nữa là năm mới Tân Mão 2011 sẽ đến.
Dưới đây là một số hình ảnh được Tùng Lâm chụp được tại khu vực trung tâm Sài Gòn những ngày trước Tết Tân Mão 2011.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Lau chùi chuẩn bị cho Tết
Một góc thương xá Tax
Khung cảnh đón Tết của người Việt Nam được tái hiện tại outdoor của thương xá Tax
Cảnh nấu bánh chưng của người Việt Nam được tái hiện tại outdoor của thương xá Tax
Cảnh đón Tết của người Việt Nam được tái hiện tại outdoor của thương xá Tax
Đường hoa Nguyễn Huệ đang trong giai đoạn chuẩn bị
Khu vực đường hoa Nguyễn Huệ
Đầu đường Đồng Khởi (buổi tối đẹp hơn)
Outdoor của tòa nhà Metropolitan
Outdoor của tòa nhà Metropolitan
Outdoor của tòa nhà Bảo Việt (đường Đồng Khởi)
Outdoor của tòa nhà Bảo Việt (đường Đồng Khởi)
Nhà Văn hóa Thanh niên
Tại đây đang tổ chức Phố ông đồ
Phố ông đồ tại Cung Văn hóa Lao Động Tp.HCM
Cho chữ tại phố Ông đồ Cung Văn hóa Lao Động Tp.HCM
Cung chúc Tân Xuân từ Dulichbui.org

Blogger Tùng Lâm

Read more...

Chương trình lễ hội Tết Tân Mão 2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dulichbui's Blog - Khác với sự náo nhiệt vốn có, cứ vào dịp Tết cổ truyền hầu hết các tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh đều ... khá vắng vẻ. Khu vực trung tâm thành phố và các điểm vui chơi giải trí luôn là địa điểm đông vui nhất. Tết này bạn có dự định đón Tết tại Thành phố Hồ Chí Minh? Hãy ghi nhớ một vài thông tin lễ hội, sự kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp Tết Tân Mão 2011 nhá.
Bắn pháo hoa tại khu vực trung tâm thành phố
1. Đường hoa Nguyễn Huệ
Chủ đề “Tầm cao mới”, từ 19 giờ 00 ngày 31/01/2011 đến 22 giờ 00 ngày 06/02/2011

2. Ngày hội Bánh Tét
Thi Bánh Tét tại 24 quận huyện từ ngày 28/01/2011 đến ngày 31/01/2011
Tặng 10.000 Bánh Tét từ thiện vào sang ngày 31/01/2011 (28 tháng Chạp âm lịch) tại Công viên Văn hóa Đầm Sen

3. Pháo hoa Giao Thừa
Tết Nguyên Đán: vào lúc 00 giờ 00 ngày 03/02/2011 (Mùng 1 Tết)

4. Chương trình phố tỏa sáng
Trang trí ánh sáng đèn các tuyến đường
Tết Nguyên Đán:
2 tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi từ ngày 26/01/2011 đến ngày 14/02/2011

5. Trang hoàng mặt phố Tết và biểu diễn Door Shows
Tại mặt tiền các đơn vị thuộc hệ thống Saigontourist từ ngày 31/01/2011 đến ngày 06/02/2011 (từ 28 tháng Chạp âm lịch đến mùng 4 Tết)

Read more...

Liên hoan ẩm thực Món ngon các nước 2010

Dulichbui's Blog - Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, Liên hoan ẩm thực Món ngon các nước 2010 sẽ được diễn ra từ ngày 26-12-2010 đến ngày 2-1-2011 (kéo dài 8 ngày) tại khu B, công viên 23/9.
Liên hoan ẩm thực món ngon các nước năm 2009
Theo Ban Tổ Chức, để tăng tính hấp dẫn của sự kiện, một số điểm nhấn của Liên hoan ẩm thức Món ngon các nước 2010 sẽ được tập trung đầu tư như: Hội thi “Món ngon các nước”, Hội thi “Vào bếp cùng người nổi tiếng”, Hội thi “Bữa cơm gia đình”, Kỷ lục bánh xèo lớn nhất Việt Nam, Đêm nhạc ẩm thực muôn màu, Giờ vàng của năm (từ 19g-21g ngày 31/12/2010 - giảm giá thức ăn bày bán tại Liên hoan)…và đặc biệt nhất là Lễ khai mạc – diễu hành đường phố được trực tiếp truyền hình trên HTV9 vào lúc 20g30 ngày 26/12/2010 tại khu vực đường Đỗ Quang Đẩu (công viên 23/9).
Lễ khai mạc – diễu hành đường phố sẽ được trực tiếp truyền hình trên HTV9 vào lúc 20g30 ngày 26/12/2010 tại khu vực đường Đỗ Quang Đẩu (công viên 23/9).
Dự kiến, Liên hoan ẩm thực Món ngon các nước 2010 sẽ thu hút sự tham gia các nhà hàng, điểm ăn uống đại diện cho hơn trường phái ẩm thực của hơn 20 nước tham gia.

Read more...

Miếu Nhị Phủ (Chùa Ông Bổn, Q.5, Tp.HCM)

Dulichbui's Blog - Miếu Nhị Phủ, Nhị Phủ hội quán hay còn được gọi là chùa ông Bổn, tọa lạc tại 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Có tên là Nhị Phủ vì miếu được thành lập do sự đóng góp của người Hoa gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Về sau nhóm Tuyền Châu lập hội quán Ôn Lăng, nhóm Chương Châu lập hội quán Chương Châu (nay là Hà Chương).
Chùa Ông Bổn

Không rõ miếu được xây dựng năm nào. Hiện nay trong miếu còn lưu giữ một chuông cổ. Trên chuông chỉ đúc hàng chữ "Nhị phủ Đại Bá Công Âất Dậu trong thu cát đán..." nên khó xác định niên đại. Trong "Cổ Gia Định phong cảnh vịnh", bài phú mô tả phong cảnh Gia Định từ năm 1770 đến năm 1815, chùa ông Bổn đã được nhắc đến:
"Coi chùa ông Bổn Đầu Cân
Dám quên chữ ngọn rau tấc đất"
Trên một câu đối treo ở chính điện hội quán Hà Chương (được thành lập sau miếu Nhị Phủ) có ghi năm trùng tu là Gia Khánh Kỷ Tỵ tức năm 1809. Như vậy hội quán này được xây dựng muộn nhất là vào cuối thế kỷ XVIII. Từ những dữ liệu trên, có thể nói "Âất Dậu"chạm trên chuông là năm 1765, cũng là năm thành lập miếu. Từ khi thành lập đến nay, miếu đã qua ba lần trùng tu lớn vào những năm 1875, 1901 và 1990. Dù vậy, miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong cách kiến trúc và trang trí truyền thống của người Hoa - Phúc Kiến.
Khuôn viên miếu rộng khoảng hai ngàn năm trăm mét vuông. Phần sân chiếm gần phân nửa diện tích. Không gian còn lại bao gồm các điện thờ, trụ sở hội quán và sân thiên tỉnh. Miếu có dạng nhà khung gỗ, mái ngói, tường gạch. Vách mặt tiền ghép bằng các phiến đá. Bộ khung gỗ được sơn màu đỏ, trang trí đẹp mắt bằng các bông sen chạm ngược ở đầu các thanh chống xà gồ dưới mái hiên, các tượng kỳ lân bằng gỗ đầu xà cột hay những diềm gỗ chạm lộng trên thanh ngang...
Mái miếu lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói thanh lưu ly. Hình thức vì kèo "chồng rường - giá chiêng" khiến mái miếu hơi cong cộng với thiết kế tạo hình hai tầng mái và các đầu đỉnh mái, đầu đao uốn cong tạo cho ngôi miếu có dáng một chiếc thuyền rồng... Trên mái trang trí tượng cá hóa long, mai, lan, cúc, trúc, rồng, phượng... bằng gốm sứ nhiều màu sắc. Ơở gờ đỉnh mái có tượng lưỡng long tranh châu. Thân rồng không duỗi dài như thường thấy mà gần như dựng thẳng, đuôi xòe cao.
Bên trong miếu bài trí đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm. Trên mỗi cột gỗ cao sơn màu đỏ, được kê bằng các chân đá chạm trổ mỹ thuật, có treo một hoặc hai câu đối. Nhiều câu đối cao hơn 3 mét, được làm cong theo chiều cong của cột. Hoành phi cũng được trang trí nhiều nơi. Có tất cả 14 câu đối và 30 hoành phi, phần lớn được làm từ năm 1864 đến năm 1901. Các hoành phi, câu đối được chạm viền chung quanh, bên trong chạm nổi các chữ Hán trên nền hoa văn rồng mây, sóng nước... ngoài ý nghĩa ca ngợi thần thánh còn có giá trị nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chạm gỗ.
Bàn thờ ông Bổn tức Phúc Đức chính thần, vị thần bảo hộ đất đai theo tín ngưỡng của người Hoa đặt giữa chính điện. Hai bên thờ Quảng Trạch tôn vương và Thái Tuế gia gia. Dọc hai bên thiên tỉnh trước chính điện là hai gian thờ Quan Thánh đế quân và Chúa Sinh nương nương. Hậu điện thờ Ngọc Hoàng đại đế, Thích ca Phật tổ và Quan Âm Bồ tát. Các vị thần, thánh được thể hiện bằng tượng gỗ hay thạch cao đặt trang trọng trong các khám thờ.
Nổi bật nhất là khám thờ ông Bổn được làm năm 1894. Khám thờ bằng gỗ, sơn nhũ vàng, chạm trổ các đề tài lưỡng long tranh châu, ngô đồng - phượng, lân hàm châu... xen kẻ hoa văn đồng tiền, chữ thọ, các con vật miền sông nước như tôm, cua, cá... là một tác phẩm của nghệ thuật chạm khắc gỗ, một hiện vật quý của miếu. Ngoài ra còn có những hiện vật giá trị khác như chuông cổ bằng hợp kim đúc năm Âất Dậu (1765), chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phông, hoành phi, câu đối... có niên đại cuối thế kỷ XIX.
Hàng năm, miếu Nhị Phủ có nhiều ngày cúng tế với đông đảo đồng bào Hoa - Việt đến chiêm bái. Hai ngày tế lễ chính là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám theo Ban Trị sự miếu, đó là ngày sinh và ngày mất của ông Bổn. Lễ vật cúng tế gồm ngũ sinh (thịt của năm loài vật), ngũ quả (năm loại trái cây), hương hoa... Trong số lễ vật phải có một con heo hoặc một con dê sống đã làm lòng. Các ngày cúng khác (theo âm lịch) là:
Mồng một tháng Giêng: Tết Nguyên Đán;
Mồng 9 tháng Giêng: Ngọc Hoàng;
Một ngày trong tháng giêng hoặc tháng 2 tùy theo lịch Trung Quốc: cúng Thái Tuế gia gia, lễ vật là trứng sống, thịt mỡ sống, cá - mực sống;
Ngày 19 tháng 2: Quan Âm Bồ tát;
Ngày 22 tháng 2: Quảng Trạch tôn vương;
Ngày 19 tháng 6: Quan Âm Bồ tát;
Ngày 24 tháng 6: Quan Thánh đế quân;
Ngày 27 tháng 7: Vu Lan;
Ngày 16 tháng 8: Tề Thiên đại thánh;
Ngày 22 tháng 8: Quảng Trạch tôn vương;
Ngày 19 tháng 9: Quan Âm Bồ tát.
Miếu Nhị Phủ được xem là một trong những đền miếu xưa nhất của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Là một công trình kiến trúc đặc sắc với nghệ thuật chạm đá, chạm gỗ tinh xảo, miếu Nhị Phủ không chỉ thể hiện sự giao lưu văn hóa Hoa - Việt mà còn đánh dấu sự định cư và phát triển của người Hoa Phúc Kiến, gắn liền với sự phát triển của Sài Gòn xưa. Ngày 31/8/1998 miếu Nhị Phủ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 1811/1998-QĐ-BVHTT.

Read more...

Phố đèn lồng ở Sài Gòn

Dulichbui's Blog - Một mùa Trung Thu nữa lại đến, bao nhiêu cảm xúc của thời thơ ấu lại tràn về trong tôi: mới ngày nào đây mình còn đòi mẹ đạp xe đạp chở mình đi khắp thị xã (quê của Tùng Lâm) để xem múa lân, thấy nhỏ hàng xóm có cái lồng đèn ngôi sao với đủ màu sắc cũng đòi mẹ mua bằng được để rồi sau khi có được thì chạy lon ton khắp xóm khoe với bạn bè. Nay mình không còn nhỏ nữa những cái cảm giác được đón Tết Trung Thu vẫn như ngày nào. Nhiều người nói rằng: Tết Trung Thu nay đã bị thương mại hóa nhiều quá không như ngày xưa... Ngày xưa,... Nghĩ cũng đúng, mong sao với mỗi người Việt Nam, Tết Trung Thu bao giờ cũng là Tết của tình thân.

Dưới đây là một số hình ảnh do Tùng Lâm ghi lại được tại Phố đèn lồng Lương Nhữ Ngọc - Phú Đinh (hay Phú Định), Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh:

Đường Phú Đinh

Những loại lồng đèn này được bán nhiều nhất
Lồng đèn đầy màu sắc
Một gian trưng bày nhỏ
Tách biệt nhưng đẹp

Đèn kéo quân

Mỗi cái lồng đèn như vầy giá khoảng 8.000đ
Thích quá mua luôn 5 cái
Càng về tối càng đẹp và ... đông
Chổ này thì ghi là Phú Đinh, cái đối diện thì ghi Phú Định
Bản đồ đường đi - P: park

Read more...

Chùm ảnh walking tour Sài Gòn

Dulichbui's Blog - Bản thân Tùng Lâm là một "kẻ ngụ cư" tại Sài Gòn. Dù đã sống tại đây được khoảng 5 năm rồi (không dài những cũng không ngắn!!!) nhưng nếu nói là mình đã hiểu, đã cảm nhận được mảnh đất và con người nơi đây thì thực sự không dám (và cũng không có). Nhưng nếu nói là "I Luv SG" (I Love Sai Gon) thì...chắc cũng có phần đúng, mình thích nhịp sống nhộn nhịp và hối hả nơi đây, nó khắc nghiệt nhưng cũng đầy những thử thách để chinh phục.
Vào những dịp cuối tuần thỉnh thoảng Lâm lại dành một ngày hoặc một buổi thực hiện một "cuốc" walking tour khu vực trung tâm  thành phố cũng chả biết để làm gì, chỉ biết là...mình thích vậy.
Dưới đây là một số hình ảnh của một chuyến Walking tour gần đây nhất Lâm có dịp ghi lại:
Đường Bùi Viện - khu phố Tây Phạm Ngũ Lão
Một góc phố Tây
Ủy Ban Nhân Dân Thành phố
Nhà hát Thành phố
Time Square
Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà
Diamond Plaza
Ăn trưa tại Jolli Bee Pasteur (hãng này của Philippine)
Cơm Cà ri + Mi Lo
Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Lịch trình đi: do hôm đó lười nên mình chỉ đi theo lịch trình ngắn thôi: Phố Tây Phạm Ngũ Lão - Đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ (Ủy ban nhân dân thành phố) - Đồng Khởi (nhà hát thành phố) - Bưu điện trung tâm Sài Gòn - Nhà thờ Đức Bà - Dinh Độc Lập - Ăn trưa - Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Read more...

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org