Hầm Hô...
Hầm Hô thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.
Hai ngọn nguồn của sông Đá Hàng, một từ vùng Núi Bà Cương, An Tượng chảy lên, một từ Đồng Le chảy ra, đến Đồng Giang hợp lại chảy ra Đồng Hươu rồi chảy thẳng ra sông Côn. Từ Đồng Giang đến Đồng Hươu gọi là Suối Hầm Hô.
Nước chảy trong lòng suối đá mọc lởm chởm, hai bên bờ đá dựng như thành, nơi bàn nơi khúc, húc hiểm gập ghềnh. Chảy được vài cây số thì đổ xuống một hầm đá rộng bồng bênh, bọt bắn tung tóe, tiếng kêu ồ ồ.
Hầm ấy đích thị là Hầm Hô. Suối do hầm mà mệnh danh.
Tại sao lại gọi như thế?
Người thì bảo:
- Tiếng nước đổ vào hầm đá vang rất xa. Như có ý hô to cho người theo bè súc gỗ biết rằng sắp tới hầm để lo chuẩn bị trước. Nên gọi Hầm Hô.
Kẻ lại nói:
- Tại vì nơi miệng hầm, đá mọc hòn nghiêng hòn ngửa, hòn đứng hòn nằm, nhìn trông giống hàm răng hô há hốc. Đáng lẽ gọi là "Hầm răng hô". Song người Bình Định tánh ưa giản dị, tất cả sự sự vật vật đều muốn thu ngắn, nên gọi tắt là "Hầm Hô" cho gọn lời.
Thuyết nào nghe cũng lọt tai. Mặc ý ai mười hai đường thế…
Hầm đây thật ra là một cái thác cao độ sáu bảy thước, tứ bề bị vách đá che khuất, trông như một cái hầm.
Nước tuôn xuống hầm rồi chảy ra hai "lỗ cống" ở dưới đáy, thành hai ngọn lạch, cuồn cuộn quanh co chừng vài ba chục thước vuông và sâu độ bốn, năm thước, mây sóng chập chờn.
Nước vực chảy ra suối.
Suối này thấp hơn suối trên. Nhưng cũng như suối kia lòng ngổn ngang đá, bờ chập chồng đá. Từ trên xuống dưới đá nối tiếp nhau, nơi lồi nơi lõm, chỗ thấp chỗ cao, đưa mắt tổng quát mà nhìn không phân biệt được suối trên suối dưới.
Cảnh tượng thật kỳ dị.
Hai dãy núi chạy dọc hai bên bờ, dài có đến ba cây số, đường đá chập chùng. Nơi thì chớm nở như gươm dựng, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, nơi lại dựng đứng như vách tường. Khí thế hùng hiểm.
Mọc chen vào đá những gốc cổ thụ hình thù khẳng khiu, thân vóc rắn rỏi và màu da đã hóa thành máu đá, xám xám xanh xanh; những lùm sim, lá mịn như nhung, hoa thắm như màu áo nữ sinh; những khóm phong lan dính vào vách đá, bám vào thân cây, nơi năm bảy chùm, nơi đôi ba nhánh, đủ hình, đủ sắc, dày thưa, đậm nhạt… treo lơ lửng, lơ lửng, hoặc chờn vờn trên mặt nước lung linh…
Và rừng hoa ngâu nở bên kia suối, mùi hương theo gió trộn lẫn cùng mùi phong lan, kia phưởng phất, kia ngạt ngào.
Nếu chịu khó leo đá đi sâu vào rừng, chúng ta thỉnh thoảng được gặp vài khóm bạch mai, hoa trắng như hoa mù u, mùi hương thanh dịu, vừa thoáng đó liền không.
Sườn non đã cao, lòng suối lại rộng. Nơi rộng nhất cũng đến 25, 30 thước. Nơi hẹp nhất không dưới mười thước. Và không mấy nơi không có đá. Đá nằm dọc nằm ngang… Hòn lớn, hòn nhỏ. Hòn thì vuông vức, hòn thì tròn trịa, hòn thì méo mó, xiêu vẹo… Thiên hình vạn trạng, quái quái kỳ kỳ. Đây là bầy voi tắm, kia là đoàn ngựa đua, kìa là con cá sấu đương há miệng chờ mồi… Rồi con ba ba cong cổ uống nước, bàn cờ tiên với nét chữ điền chữ khẩu rêu đóng lờ mờ, lò nấu rượu với chum đựng bã đựng hèm, bọt tràn lã chã. Lại có nồi nấu cơm, ấm pha trà, chén ăn, bát đựng, cái dĩa, đôi đũa… Vật dụng trong nhà ở đây đều có đủ. Lại thêm nơi xưa ông Khổng Lồ ngồi câu, dấu chân in đá; bà Hạ Tiên Cô nằm nghỉ mát, nách đá còn hang. Có mà không, không mà có, nửa thực nửa hư…
Hai ngọn nguồn của sông Đá Hàng, một từ vùng Núi Bà Cương, An Tượng chảy lên, một từ Đồng Le chảy ra, đến Đồng Giang hợp lại chảy ra Đồng Hươu rồi chảy thẳng ra sông Côn. Từ Đồng Giang đến Đồng Hươu gọi là Suối Hầm Hô.
Nước chảy trong lòng suối đá mọc lởm chởm, hai bên bờ đá dựng như thành, nơi bàn nơi khúc, húc hiểm gập ghềnh. Chảy được vài cây số thì đổ xuống một hầm đá rộng bồng bênh, bọt bắn tung tóe, tiếng kêu ồ ồ.
Hầm ấy đích thị là Hầm Hô. Suối do hầm mà mệnh danh.
Tại sao lại gọi như thế?
Người thì bảo:
- Tiếng nước đổ vào hầm đá vang rất xa. Như có ý hô to cho người theo bè súc gỗ biết rằng sắp tới hầm để lo chuẩn bị trước. Nên gọi Hầm Hô.
Kẻ lại nói:
- Tại vì nơi miệng hầm, đá mọc hòn nghiêng hòn ngửa, hòn đứng hòn nằm, nhìn trông giống hàm răng hô há hốc. Đáng lẽ gọi là "Hầm răng hô". Song người Bình Định tánh ưa giản dị, tất cả sự sự vật vật đều muốn thu ngắn, nên gọi tắt là "Hầm Hô" cho gọn lời.
Thuyết nào nghe cũng lọt tai. Mặc ý ai mười hai đường thế…
Hầm đây thật ra là một cái thác cao độ sáu bảy thước, tứ bề bị vách đá che khuất, trông như một cái hầm.
Nước tuôn xuống hầm rồi chảy ra hai "lỗ cống" ở dưới đáy, thành hai ngọn lạch, cuồn cuộn quanh co chừng vài ba chục thước vuông và sâu độ bốn, năm thước, mây sóng chập chờn.
Nước vực chảy ra suối.
Suối này thấp hơn suối trên. Nhưng cũng như suối kia lòng ngổn ngang đá, bờ chập chồng đá. Từ trên xuống dưới đá nối tiếp nhau, nơi lồi nơi lõm, chỗ thấp chỗ cao, đưa mắt tổng quát mà nhìn không phân biệt được suối trên suối dưới.
Cảnh tượng thật kỳ dị.
Hai dãy núi chạy dọc hai bên bờ, dài có đến ba cây số, đường đá chập chùng. Nơi thì chớm nở như gươm dựng, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, nơi lại dựng đứng như vách tường. Khí thế hùng hiểm.
Mọc chen vào đá những gốc cổ thụ hình thù khẳng khiu, thân vóc rắn rỏi và màu da đã hóa thành máu đá, xám xám xanh xanh; những lùm sim, lá mịn như nhung, hoa thắm như màu áo nữ sinh; những khóm phong lan dính vào vách đá, bám vào thân cây, nơi năm bảy chùm, nơi đôi ba nhánh, đủ hình, đủ sắc, dày thưa, đậm nhạt… treo lơ lửng, lơ lửng, hoặc chờn vờn trên mặt nước lung linh…
Và rừng hoa ngâu nở bên kia suối, mùi hương theo gió trộn lẫn cùng mùi phong lan, kia phưởng phất, kia ngạt ngào.
Nếu chịu khó leo đá đi sâu vào rừng, chúng ta thỉnh thoảng được gặp vài khóm bạch mai, hoa trắng như hoa mù u, mùi hương thanh dịu, vừa thoáng đó liền không.
Sườn non đã cao, lòng suối lại rộng. Nơi rộng nhất cũng đến 25, 30 thước. Nơi hẹp nhất không dưới mười thước. Và không mấy nơi không có đá. Đá nằm dọc nằm ngang… Hòn lớn, hòn nhỏ. Hòn thì vuông vức, hòn thì tròn trịa, hòn thì méo mó, xiêu vẹo… Thiên hình vạn trạng, quái quái kỳ kỳ. Đây là bầy voi tắm, kia là đoàn ngựa đua, kìa là con cá sấu đương há miệng chờ mồi… Rồi con ba ba cong cổ uống nước, bàn cờ tiên với nét chữ điền chữ khẩu rêu đóng lờ mờ, lò nấu rượu với chum đựng bã đựng hèm, bọt tràn lã chã. Lại có nồi nấu cơm, ấm pha trà, chén ăn, bát đựng, cái dĩa, đôi đũa… Vật dụng trong nhà ở đây đều có đủ. Lại thêm nơi xưa ông Khổng Lồ ngồi câu, dấu chân in đá; bà Hạ Tiên Cô nằm nghỉ mát, nách đá còn hang. Có mà không, không mà có, nửa thực nửa hư…
Những khi bóng chiều gần khuất, sương mai chưa tan, trong khoảng nửa tỏ nửa mờ, phong cảnh Hầm Hô trông vừa tú vỹ vừa kỳ ảo!
Còn một điểm này nữa:
Suối Hầm Hô rất nhiều cá. Nhất là mùa gió Nam, mùa nước lụt, cá sông về nguồn đẻ, dồn vào đây lại càng nhiều. Từng bầy kéo vào suối trông "đặc cả nước", rồi đua nhau "bay" lên ngọn thác Hầm Hô mà về nguồn.
Do đó Hầm Hô còn có tên nữa là "Thác Cá Bay".
Gọi là "bay" bởi thác cao, nước mạnh, nếu không "bay" thì làm sao lên cho nổi.
Truyền rằng mỗi năm Long Vương mở hai kỳ thi lớn, cá sông Côn phải vào Hầm Hô để thi. Những con nào vượt qua khỏi thác thì được hóa rồng. Con nào rớt thì phải đọa.
Cho nên thác Hầm Hô còn có tên nữa là "Vũ Môn".
Cá bay lên Vũ Môn từng đoàn. Những con "thi rớt" nước đánh rơi xuống lã chã như mưa đá. Người địa phương đương giỏ tre treo quanh miệng hầm để hứng. Có ngày hứng được hàng gánh cá.
Bởi vậy vào chơi Hầm Hô thì nên vào tiết gió Nam thổi, và nên tổ chức trước. Du khách sẽ vừa được thưởng thức những cảnh tượng hùng kỳ mỹ ảo, vừa được nếm qua hương vị của con cháu Long Vương ban cho người thế tục, hương vị của người tục mà thật tiên, tiên trong trần thế vậy.
Theo Nước non Binh Định (Quách Tấn)
Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77
About me
"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."
Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...
Blogger Tùng Lâm