Tết Chôl Chnăm Thmây
Dulichbui's Blog - Từ thời xa xưa, Chôl Chnăm Thmây đã trở thành ngày lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer. Tết này gắn chặt với nghi lễ của cư dân nông nghiệp làm lúa nước và một số nghi thức Phật giáo tiểu thừa thường diễn ra trong ba hoặc bốn ngày đêm, cứ ba năm Tết ba ngày đêm thì có một năm nhuần Tết bốn ngày đêm.
Ngày bắt đầu Chôl Chnăm Thmây được chọn theo chu kỳ của 365 ngày. Trong các ngày Tết, người ta thường trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp nơi bàn thờ có đặt bánh, trái với hương khói nghi ngút, những người ở xa đều trở về sum họp với gia đình rồi tổ chức nghỉ ngơi vui chơi, giải trí và đến chùa tiến hành các nghi thức tôn giáo theo cổ truyền:
Đêm đầu tiên (Năm cũ - Chôlchnămchas) tức đêm 12 hoặc 13 tháng tư dương lịch, mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp mang theo nhang đèn, lễ vật đi chùa. Ở các chùa, người ta tổ chức tụng kinh, rắc nước có ướp hương thơm ở các khu vực cần thiết. Những việc làm này được bà con quan niệm như là hình thức tiễn đưa vị Thần năm cũ, tẩy rửa những ô uế, buồn phiền trong năm cũ đã qua, và đó cũng làm sạch sẽ về mặt tinh thần để đón vị Thần năm mới và cầu ước những người đã khuất phù hộ độ trì giúp cho công việc làm ăn được phát đạt, mọi sinh hoạt gặp may mắn...
Ngày thứ nhất (mồng một), con cháu tổ chức đi thăm và dâng quà, bánh trái cho ông bà, cha mẹ, hoặc những người có ân đức với mình và đến chùa tổ chức đón năm mới. Công việc đầu tiên là bà con tổ chức rước Mahasoongkran (Đại lịch Khmer), cuốn đại lịch được đặt lên chiếc khay đội trên đầu, mọi người sắp xếp lại thành đoàn và đi tuần hành ba vòng xung quanh chánh điện. Lễ rước Soongkran này là theo một huyền thoại Phật giáo, đó là truyện Tho Ma Bal và Ka Bul Mô Ha Prum hay còn gọi là Thần Bốn Mặt.
Ngày thứ hai (gọi là ngày Vonabot, năm nhuần hai ngày, năm thường một ngày), bà con tổ chức dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư sãi gọi là Wên chong hăn. Theo tục lệ thì vào ngày Sóc, Vong hay ngày lễ, tín đồ đi chùa lạy Phật để tỏ lòng kính Phật, trọng tăng góp phần nuôi sống tăng bằng cách mang cơm và thức ăn chung đậu lại để mời sư sãi, trước khi độ cơm, các vị sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người đã làm ra vật thực và cũng để đưa vật thực đến các linh hồn của ông bà quá cố. Sau khi độ xong, các vị sư tụng kinh chúc phúc cho thí chủ. Tất cả những vật thực do lòng từ thiện của thí chủ mang đến dù ngon hay dở, các nhà sư cũng độ một chút gọi là nhận lễ. Trước hôm đó, người lớn tổ chức bốc thăm theo qui định để nghe nhà sư thuyết pháp. Riêng lớp trẻ thì tổ chức vui chơi văn nghệ, thể thao như Rom vong, Chchay dăm, Aday, các trò chơi dân gian, và các môn bóng đá, bóng chuyền... Cũng trong ngày này, bà con tổ chức lễ đắp núi cát (Pun phnom khsách) xung quanh ngôi chánh điện. Các vị Achar hướng dẫn bà con đắp cát thành những ngọn núi nhỏ ở tám hướng. Những ngọn núi này tượng trưng cho vũ trụ, mỗi núi một hướng và núi thứ chín ở giữa tức ngọn Sômêru là trung tâm của trái đất (mặt khác các ngọn núi còn là biểu tượng tượng trưng ước mơ cầu cho năm mới trở nên giàu có của cải chất cao như núi. Buổi chiều, bà con tổ chức quy y cho các mô hình núi, sáng hôm sau thì tổ chức xuất thế cho các ngọn núi. Tất cả nghi lễ này được lưu truyền và giữ gìn, theo Phật giáo gọi là Anisoong pun phnom khsách (Phúc duyên đắp núi cát). Tập tục này cũng theo sự tích kể về một người thợ săn đã có từ lâu đời.
Ngày thứ ba (Lơng sắc), sau khi dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư, người ta đem nước ướp hương thơm cùng với nhang đèn nơi thờ Phật làm lễ tắm Phật, kế tiếp là tắm cho sư sãi cao niên. Ở từng gia đình, người ta cũng tổ chức tắm rửa cho ông bà, cha mẹ và thay bộ quần áo mới do con cháu hiến dâng. Mục đích tắm rửa này là để tẩy rửa mọi ô uế bụi trần của năm cũ và chúc phúc, chúc thọ cho những người cao niên, xong nghi thức này, người ta mời sư sãi đến các ngôi tháp đựng hài cốt (Chét đây), làm lễ cầu siêu (Băng skôl) cho vong linh người quá cố, các vị sư đọc kinh cầu siêu để kết thúc buổi lễ.
Trong những ngày Tết, không khí ở các thôn, ấp, chùa chiền náo nhiệt suốt ngày đêm. Với niềm tin tưởng năm mới sẽ đem đến sự thành công, hạnh phúc cho họ hơn năm cũ. Lễ Chôl Chnăm Thmây được diễn ra vào giai đoạn kết thúc mùa nắng, là thời kỳ đa số nông dân được rảnh rỗi công việc đồng áng để bà con có thể vui chơi giải trí sau một năm làm lụng vất vả. Đồng thời, sau đó cũng là lúc chuẩn bị ngay cho vụ mùa năm mới.
Ý nghĩa của nó, không chỉ thể hiện về chu kỳ chuyển động của một năm, lấy mùa mưa làm mốc để đánh dấu thời gian, mà còn giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, về ước mơ hạnh phúc, về ý thức hướng thiện và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ và những người có công đã qua đời.
Đêm đầu tiên (Năm cũ - Chôlchnămchas) tức đêm 12 hoặc 13 tháng tư dương lịch, mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp mang theo nhang đèn, lễ vật đi chùa. Ở các chùa, người ta tổ chức tụng kinh, rắc nước có ướp hương thơm ở các khu vực cần thiết. Những việc làm này được bà con quan niệm như là hình thức tiễn đưa vị Thần năm cũ, tẩy rửa những ô uế, buồn phiền trong năm cũ đã qua, và đó cũng làm sạch sẽ về mặt tinh thần để đón vị Thần năm mới và cầu ước những người đã khuất phù hộ độ trì giúp cho công việc làm ăn được phát đạt, mọi sinh hoạt gặp may mắn...
Ngày thứ nhất (mồng một), con cháu tổ chức đi thăm và dâng quà, bánh trái cho ông bà, cha mẹ, hoặc những người có ân đức với mình và đến chùa tổ chức đón năm mới. Công việc đầu tiên là bà con tổ chức rước Mahasoongkran (Đại lịch Khmer), cuốn đại lịch được đặt lên chiếc khay đội trên đầu, mọi người sắp xếp lại thành đoàn và đi tuần hành ba vòng xung quanh chánh điện. Lễ rước Soongkran này là theo một huyền thoại Phật giáo, đó là truyện Tho Ma Bal và Ka Bul Mô Ha Prum hay còn gọi là Thần Bốn Mặt.
Ngày thứ hai (gọi là ngày Vonabot, năm nhuần hai ngày, năm thường một ngày), bà con tổ chức dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư sãi gọi là Wên chong hăn. Theo tục lệ thì vào ngày Sóc, Vong hay ngày lễ, tín đồ đi chùa lạy Phật để tỏ lòng kính Phật, trọng tăng góp phần nuôi sống tăng bằng cách mang cơm và thức ăn chung đậu lại để mời sư sãi, trước khi độ cơm, các vị sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người đã làm ra vật thực và cũng để đưa vật thực đến các linh hồn của ông bà quá cố. Sau khi độ xong, các vị sư tụng kinh chúc phúc cho thí chủ. Tất cả những vật thực do lòng từ thiện của thí chủ mang đến dù ngon hay dở, các nhà sư cũng độ một chút gọi là nhận lễ. Trước hôm đó, người lớn tổ chức bốc thăm theo qui định để nghe nhà sư thuyết pháp. Riêng lớp trẻ thì tổ chức vui chơi văn nghệ, thể thao như Rom vong, Chchay dăm, Aday, các trò chơi dân gian, và các môn bóng đá, bóng chuyền... Cũng trong ngày này, bà con tổ chức lễ đắp núi cát (Pun phnom khsách) xung quanh ngôi chánh điện. Các vị Achar hướng dẫn bà con đắp cát thành những ngọn núi nhỏ ở tám hướng. Những ngọn núi này tượng trưng cho vũ trụ, mỗi núi một hướng và núi thứ chín ở giữa tức ngọn Sômêru là trung tâm của trái đất (mặt khác các ngọn núi còn là biểu tượng tượng trưng ước mơ cầu cho năm mới trở nên giàu có của cải chất cao như núi. Buổi chiều, bà con tổ chức quy y cho các mô hình núi, sáng hôm sau thì tổ chức xuất thế cho các ngọn núi. Tất cả nghi lễ này được lưu truyền và giữ gìn, theo Phật giáo gọi là Anisoong pun phnom khsách (Phúc duyên đắp núi cát). Tập tục này cũng theo sự tích kể về một người thợ săn đã có từ lâu đời.
Ngày thứ ba (Lơng sắc), sau khi dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư, người ta đem nước ướp hương thơm cùng với nhang đèn nơi thờ Phật làm lễ tắm Phật, kế tiếp là tắm cho sư sãi cao niên. Ở từng gia đình, người ta cũng tổ chức tắm rửa cho ông bà, cha mẹ và thay bộ quần áo mới do con cháu hiến dâng. Mục đích tắm rửa này là để tẩy rửa mọi ô uế bụi trần của năm cũ và chúc phúc, chúc thọ cho những người cao niên, xong nghi thức này, người ta mời sư sãi đến các ngôi tháp đựng hài cốt (Chét đây), làm lễ cầu siêu (Băng skôl) cho vong linh người quá cố, các vị sư đọc kinh cầu siêu để kết thúc buổi lễ.
Trong những ngày Tết, không khí ở các thôn, ấp, chùa chiền náo nhiệt suốt ngày đêm. Với niềm tin tưởng năm mới sẽ đem đến sự thành công, hạnh phúc cho họ hơn năm cũ. Lễ Chôl Chnăm Thmây được diễn ra vào giai đoạn kết thúc mùa nắng, là thời kỳ đa số nông dân được rảnh rỗi công việc đồng áng để bà con có thể vui chơi giải trí sau một năm làm lụng vất vả. Đồng thời, sau đó cũng là lúc chuẩn bị ngay cho vụ mùa năm mới.
Ý nghĩa của nó, không chỉ thể hiện về chu kỳ chuyển động của một năm, lấy mùa mưa làm mốc để đánh dấu thời gian, mà còn giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, về ước mơ hạnh phúc, về ý thức hướng thiện và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ và những người có công đã qua đời.
Theo Hồng Vân (Website Tỉnh ủy Sóc Trăng)
Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77
About me
"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."
Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...
Blogger Tùng Lâm