Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dulichbui's Blog - Nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2010), chúng tôi xin gửi đến các bạn bài viết giới thiệu về quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông tin bài được lấy từ tư liệu của trường STHC Tp.HCM.
Làng Sen (quê nội)
Từ Vinh theo quốc lộ 46 chừng 12km rẽ vào làng Sen – Nghệ An (tên chữ là Kim Liên – bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen ở hai bên đường làng. Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh sống 5 năm tuổi niên thiếu. Ngôi nhà 5 gian khung gỗ, lợp tranh. Trong nhà còn lưu giữ các hiện vật gốc: bàn thờ, tấm sắc vua ban “Ân tứ Ninh gia” khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, bộ án thư, bộ phản gỗ, cái chõng tre, cái võng gai, hòm gỗ đựng gạo, tủ đựng bát đĩa, cái mâm gỗ, cái lu đựng nước...
Ngôi nhà này dựng năm 1901 trên phần đất, công sức, tiền của của dân làng Sen dành tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ Phó Bảng, sự kiện này là niềm tự hào của cả dân làng.
Làng Chùa (quê ngoại)
Cách làng Sen 2km là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê bình dị như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Làng Chùa là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được ông bà ngoại, cha mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ.
Sau cánh cổng tre rộng mở, du khách bước giữa hai bờ mận hảo vào thăm các di vật gốc đã gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch.
Nhà thờ họ Hoàng Xuân
Ngôi nhà nhỏ ba gian này được cụ Hoàng Đường (ông ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh) lập ra từ năm 1881 để thờ cúng cố nội, ông nội và thân phụ. Ban đầu nhà lợp tranh, năm 1930 được tu sửa và lợp ngói như hiện nay.
Bàn thờ được bài trí giản dị, trang nghiêm. Đôi quyết trước nhà thờ có đôi câu đối về uy danh của dòng họ.
Nhà cụ Hoàng Đường
Ngôi nhà gỗ lợp tranh của cụ Hoàng Đường có năm gian, hai chái, trong đó có ba gian mở thoáng ra nhà thờ phía sau. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai kê bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư trên đó có những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực… Gian thứ ba có bộ phản là nơi nghỉ của thầy và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ của cụ bà và là nơi sinh hoạt gia đình.
Nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong ngôi nhà tranh ba gian nằm trong khuôn viên của cụ Hoàng Đường dựng năm 1883 nhân lễ thành hôn của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Tại đây có một phản gỗ, một án thư, 2 cái ghế, 2 giá sách…
Sau tấm vải màn thưa nhuộm nâu là chiếc giường tre nhỏ đơn sơ, nơi bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra ba người con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung). Người đã sống ở đây 5 năm tuổi thơ.
Phần mộ bà Hoàng Thị Loan (1868-1901)
Phần mộ Bà đặt trên núi Động Tranh. Bà mất ở Huế ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, thọ 33 tuổi. Thi hài Bà được an táng tại Huế. Năm 1922, cô Liên (chị gái Bác) đưa hài cốt mẹ về quê Kim Liên. Năm 1942, cậu Khiêm (anh trai Bác) đưa hài cốt mẹ lên vị trí ta thấy ngày nay.
Năm 1985 phần mộ Bà được tôn tạo lại. Phía trên mộ là dàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm hoa giấy che mát phần mộ lấy giống từ Huế và lăng mộ ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Lối lên bên trái mộ 269 bậc, số 69 là năm Bác mất. Lối xuống bên phải mộ 242 bậc, 42 là năm cậu Khiêm đưa mẹ lên đây. Từ sân bia lên phần mộ 33 bậc, số 33 là tuổi đời ngắn ngủi của Bà. Khe trước mộ trồng nhiều cây quí đến từ nhiều nơi.
Ngôi nhà này dựng năm 1901 trên phần đất, công sức, tiền của của dân làng Sen dành tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ Phó Bảng, sự kiện này là niềm tự hào của cả dân làng.
Làng Chùa (quê ngoại)
Cách làng Sen 2km là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê bình dị như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Làng Chùa là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được ông bà ngoại, cha mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ.
Sau cánh cổng tre rộng mở, du khách bước giữa hai bờ mận hảo vào thăm các di vật gốc đã gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch.
Nhà thờ họ Hoàng Xuân
Ngôi nhà nhỏ ba gian này được cụ Hoàng Đường (ông ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh) lập ra từ năm 1881 để thờ cúng cố nội, ông nội và thân phụ. Ban đầu nhà lợp tranh, năm 1930 được tu sửa và lợp ngói như hiện nay.
Bàn thờ được bài trí giản dị, trang nghiêm. Đôi quyết trước nhà thờ có đôi câu đối về uy danh của dòng họ.
Nhà cụ Hoàng Đường
Ngôi nhà gỗ lợp tranh của cụ Hoàng Đường có năm gian, hai chái, trong đó có ba gian mở thoáng ra nhà thờ phía sau. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai kê bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư trên đó có những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực… Gian thứ ba có bộ phản là nơi nghỉ của thầy và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ của cụ bà và là nơi sinh hoạt gia đình.
Nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong ngôi nhà tranh ba gian nằm trong khuôn viên của cụ Hoàng Đường dựng năm 1883 nhân lễ thành hôn của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Tại đây có một phản gỗ, một án thư, 2 cái ghế, 2 giá sách…
Sau tấm vải màn thưa nhuộm nâu là chiếc giường tre nhỏ đơn sơ, nơi bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra ba người con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung). Người đã sống ở đây 5 năm tuổi thơ.
Phần mộ bà Hoàng Thị Loan (1868-1901)
Phần mộ Bà đặt trên núi Động Tranh. Bà mất ở Huế ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, thọ 33 tuổi. Thi hài Bà được an táng tại Huế. Năm 1922, cô Liên (chị gái Bác) đưa hài cốt mẹ về quê Kim Liên. Năm 1942, cậu Khiêm (anh trai Bác) đưa hài cốt mẹ lên vị trí ta thấy ngày nay.
Năm 1985 phần mộ Bà được tôn tạo lại. Phía trên mộ là dàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm hoa giấy che mát phần mộ lấy giống từ Huế và lăng mộ ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Lối lên bên trái mộ 269 bậc, số 69 là năm Bác mất. Lối xuống bên phải mộ 242 bậc, 42 là năm cậu Khiêm đưa mẹ lên đây. Từ sân bia lên phần mộ 33 bậc, số 33 là tuổi đời ngắn ngủi của Bà. Khe trước mộ trồng nhiều cây quí đến từ nhiều nơi.
Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77
About me
"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."
Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...
Blogger Tùng Lâm