Những ngôi chùa nổi tiếng ở Miền Tây



Dulichbui's Blog - Không chỉ là vùng có cảnh “sông nước hữu tình” của những chợ nổi, cù lao, kênh rạch… mà còn là nơi ngự trị của những ngôi chùa cổ kính với nhiều lối kiến trúc đa phong cách cổ xưa pha lẫn hiện đại. Đến đây, du khách sẽ không khỏi thích thú với nhưng ngôi chùa vang tiếng một thời như: Vĩnh Tràng, Xiêm Cán, Núi Cấm… với những câu chuyện tâm linh gắn liền với đời sống Nam Bộ.



1. Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
Tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực – xã Mỹ Phong – Tp Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo được kết hợp từ phong cách châu Á và châu Âu. Trước khi trở thành một ngôi chùa có quy tầm lớn ở miền Tây, chùa Vĩnh Tràng khi xưa chỉ là một cái am nhỏ do ông Bùi Công Đạt xây nên để tu tập. Về sau, vào đầu thế kỷ XIX năm 1849, hòa thượng trù trì Thích Huệ Đăng đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự như bây giờ. Chùa còn có tên gọi khác là Vĩnh Tường, vốn dĩ có tên này là người xây dựng có ngụ ý rất sâu thẳm. Đó chính là sự mong muốn tồn tại của chùa theo thời gian được thể hiện trong câu thơ “Vĩnh cửu đối sơn trà, Tường tồn tề thiên địa”.
Địa chỉ: Nguyễn Trung Trực, Xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

Trong các tour du lịch miền Tây hiện nay phổ biến đều có ghé tham quan chùa Vĩnh Tràng trong chương trình.

2. Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam – Cần Thơ
Là ngôi chùa mới xây dựng và khánh thành ngày 17/5/2014 nhưng Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam là ngôi chùa có quy mô lớn nhất Đông Nam Bộ. Với tổng diện tích được xây dựng 4ha theo lối kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là tượng Đức Phật Thích Ca hoàn toàn đều làm bằng đồng. Còn các tượng còn lại như: Quan Âm điên, Di Lặc điện, … làm bằng gỗ Thủy Tùng, riêng tượng Bồ Tất được đúc tạt bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ hơn 800 năm. 
Địa chỉ: ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

3. Chùa Dơi – Sóc Trăng
Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng gần 2km, chùa Dơi (hay còn gọi là mohatup) là nơi cưu ngụ của hàng nghìn con dơi quạ. Đây là ngôi chùa có kiến trúc đặc sắ nhất tỉnh Sóc Trăng. Được xây dựng vào thế kỷ XVI, chùa dơi là nơi lưu lại khá nhiêu báu vật quý giá. Trong đó phải kể đến tượng Phật cổ bằng đá cao 1.5m, nhựng bộ kinh Phật viết trê lá thốt nốt và những cây đèn dầu hàng trăm tuổi.
Địa chỉ: Văn Ngọc Chính, Phường 3, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng.

4. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu
Được liệt kê vào những ngôi chùa khơmer lớn nhất Đông Nam Bộ, chùa Xiêm Cán mang phong cách hoàn toàn theo kiểu Ankog truyền thống Campuchia. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX với kiến trúc độc đáo trên khuôn viên rộng tới 50.000 mét vuông. Điều làm nên hấp dẫn chùa Xiêm Cán không chỉ là khuôn viên rộng, thoáng mát, kiến trúc đặc sắc mà còn là không gian trải nghiệm trên con đường đi đến chùa. Đó là một điều cuốn hút khi quãng đường 7km dẫn vào chùa là những vườn nhãn thơm ngào ngạt đạ có từ mấy chục năm nay.
Địa chỉ: ĐT31, Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu, Bạc Liêu.

5. Chùa Phật Lớn Núi Cấm – An Giang
Được biết đến là ngôi chùa linh thiên, danh tiếng ở An Giang. Chùa Phật Lớn tên đầu đủ là chùa Phật Lớn Núi Cấm thuộc xã An Hảo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng vào năm 1912 ở độ cao 562 mét so với mặt nước biển, người xây dựng là ông Cao Văn Long hay còn gọi là ông Bảy Do. Gắn liền với ngôi chùa này là những câu chuyện huyền bí về tâm linh của các thầy Pháp tu têm ở Núi Cấm này. Trước khia, vào khoảng thời gian từ năm 1912 – 1914, chùa đã từng ngưng họa động khi ông Bảy Do bị Pháp bắt. Về sau, chùa hoạt động lại khi cựu hương quản làng An Khánh đến nhờ ông Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Nam Kỳ nghiên cứu Phật học) dứng ra xin phéo để tái thiết chùa. 
Địa chỉ: núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

6. Chùa Kỳ Sơn – Vĩnh Long
Được xây dựng vào năm 1812 theo kiến trúc truyền thống Khơmer. Đây là ngôi chùa có kiến trúc hài hòa cả bên trong lẫn bên ngoài tạo nên một không khí thoáng đãng trong ánh nhìn từ cổng Tam Quan đến chính Điện. Không chỉ vậy, chùa còn nơi tổ chức các lễ hội của người khơmer như: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Ok Om Bok, lễ Sendolta và nhiều lễ hội tôn giáo khác.
Địa chỉ: Đường tỉnh 904, Bình Ninh, Tam Bình, Vĩnh Long.

7. Chùa Đất Sét – Sóc Trăng
Chùa Đất Sét hay còn gọi là Bửu Sơn Tự, tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng - phường 5 – thành phố Sóc Trăng. Ngôi chùa được biết đến là nơi lưu giữ hàng nghìn pho tượng đất sét được tao ra trong 42 năm bởi dòng họ Ngô làm ra. Khi khởi công xây dựng vào đầu thế kỷ XX, chùa chỉ là một cái am nhỏ được lợp bằng lá với mục đích chính là tu tại gia. Cho đến đời thứ tư khi ông Ngô Kim Tòng làm trù trì, diện tích của chùa đã được xây dựng trên diện tích 400 m2. Từ xa nhìn vào, một ngôi chùa hiện ra với lối kiến trúc khá độc đáo với công tam quan được xây dựng kiên cố. Điểm đặc biệt ở đây là ngôi chính điện xoay về hướng Đông, với sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa.
Địa chỉ: Tôn Đức Thắng, 5, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng.

Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77



About me

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."



Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...



Blogger Tùng Lâm

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org